Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

6 bài Thuốc dễ làm từ cỏ lưỡi mèo Y học cổ truyền

Theo Đông y, cỏ lưỡi mèo có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khoan trung hạ khí, lợi tiểu, tiêu thũng.
Theo Đông y, cỏ lưỡi mèo có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khoan trung hạ khí, lợi tiểu, tiêu thũng. Thường dùng chữa: cảm sốt, ho, họng sưng đau, đau mắt đỏ, tiêu chảy, vàng da, mụn nhọt,… Cách dùng: sắc lấy nước hoặc giã vắt lấy nước cốt uống. Dùng ngoài giã đắp hoặc nấu nước xông rửa.

cỏ lưỡi mèo còn có tên gọi khác là cỏ lưỡi chó,… Là cây cỏ mọc hoang, sống dai, thân cao chừng 20-50cm, nhiều cành, gần như không có lá, cả cây có lông. Lá gốc mọc thành hình hoa thị, sát đất. Phiến lá dài chừng 6-12cm, rộng 3-5cm, hình thìa, có lông trắng ở cả hai mặt, mép có răng cưa lượn sóng, phía dưới hẹp lại thành cuống rộng ôm vào thân. Lá ở thân nhỏ và hẹp hơn lá ở gốc. Hoa màu tím, mọc thành xim, có đầu giả. Quả hình thoi, có 10 cạnh lồi. Mùa hoa quả: tháng 1-8.

cỏ lưỡi mèo mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi trống, bờ ruộng, ven đường, ven rừng. Có thể thu hái quanh năm về làm Thuốc, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Một số đơn Thuốc thường dùng:

Bài 1: Chữa họng sưng đau do viêm họng, viêm amiđan: cỏ lưỡi mèo 10g khô, rửa sạch cho vào ấm hãm với 300ml nước sôi trong khoảng 30 phút, chia uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lá cỏ lưỡi mèo tươi rửa sạch nhai ngậm với một ít muối, có tác dụng giảm đau họng rất tốt.

Bài 2: Chữa môi lở sưng đau do nhiệt: Lá cỏ lưỡi mèo tươi, rửa sạch, thêm chút muối, giã nhỏ, vắt lấy nước bôi hoặc đắp vào chỗ đau.

Bài 3: Chữa mụn nhọt chưa vỡ: cỏ lưỡi mèo tươi rửa sạch, thêm ít muối, giã nát ít muối đắp vào chỗ bị mụn nhọt, 2 tiếng thay băng 1 lần, dùng ngày 3 lần.

Bài 4: Hỗ trợ điều trị vàng da do viêm gan: cỏ lưỡi mèo 20g, rễ dứa dại 30g, rễ cỏ xước 20g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm đổ 550ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. 15 ngày 1 liệu trình.

Bài 5: Chữa viêm loét miệng lưỡi do nhiệt: cỏ lưỡi mèo 30g khô, rửa sạch cho vào ấm đổ 400ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3-5 ngày.

Bài 6: Chữa bí đái do nhiệt: Dùng cỏ lưỡi mèo tươi 20-30g, mã đề 20g, rửa sạch cho vào ấm đổ 750ml nước, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.

Lưu ý: Người cơ thể suy nhược, phụ nữ có thai cần thận trọng khi sử dụng. Không dùng đối với bệnh thuộc chứng hàn.

Bác sĩ Nguyễn Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-bai-thuoc-de-lam-tu-co-luoi-meo-y-hoc-co-truyen-15138.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Giáo sư F. Disant Ðại học Y Lion (Pháp) khoảng 20% PNCT bị ngạt mũi, chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
  • Tôi rất hay bị viêm loét miệng lưỡi, mỗi đợt bị 4 - 7 ngày, khỏi rồi lại tái phát khiến ăn uống khó khăn và bất tiện trong sinh hoạt.
  • Xoa bóp vùng chi dưới, tư thế nằm ngửa giúp đôi chân bớt mệt mỏi, lưu thông máu, giảm sưng phù.
  • Trong y học cổ truyền, đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp tính) là một bệnh thường gặp do dịch độc, nhiệt độc của thời tiết xâm nhập vào mắt gây nên.
  • Theo Đông y, hạ khô thảo vị đắng, cay, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ, sáng mắt.
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY