Tâm sự hôm nay

6 bí quyết để chung sống với căn bệnh mãn tính tiểu đường

Chế độ ăn uống của người tiểu đường cần rất nhiều lưu ý để kiểm soát dinh dưỡng, mức đường huyết. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể áp dụng những gợi ý này để giảm bớt áp lực khi chung sống với căn bệnh này.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc người đái tháo đường ở nước ta ngày càng tăng nhanh. tuy nhiên, nhiều người chưa có nhận thức rõ ràng về căn bệnh Gi*t người thầm lặng này.

Trong lần trả lời trí thức trẻ, ts, bs lê quang toàn – trưởng khoa đái tháo đường, bệnh viện nội tiết trung ương cho biết: "đái tháo đường là căn bệnh có thể không gây ra những cái ch*t nhanh chóng như những bệnh cấp tính khác, tuy nhiên, bệnh âm thầm tiến triển dẫn đến người bệnh không thể qua khỏi.

Trên thế giới coi đái tháo đường là 1 trong 77 nguyên nhân dẫn đến Tu vong .theo số liệu của liên đoàn đái đường thế giới, cứ 7 giây lại có 1 người Tu vong do đái tháo đường. đái tháo đường có thể tăng nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… tuổi thọ có thể giảm từ 6 – 10 năm so với người không mắc đái tháo đường".

Đây là căn bệnh mãn tính, sống chung với nó có thể không dễ dàng nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải lựa chọn thực phẩm quá kỹ càng và kiêng khem nhiều thứ. Theo trang sức khỏe Health.com, người bị bệnh tiểu đường có thể lưu ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo "sống chung với bệnh tiểu đường" mà không quá áp lực về chế độ ăn uống.

Chuẩn bị bữa sáng giàu protein

6 bí quyết để chung sống với căn bệnh mãn tính - tiểu đường: Vẫn đầy đủ dinh dưỡng mà không phải kiêng khem áp lực - Ảnh 1.

Hãy đầu tư vào các loại thực phẩm chứa protein chất lượng, chất béo lành mạnh và rau quả sạch để đảm bảo sức khỏe thay vì dùng Thu*c để chữa trị.

    Linda sartor, rd, chuyên gia dinh dưỡng về bệnh tiểu đường thực hành nâng cao tại trung tâm tiểu đường penn rodebaugh cho biết: “theo dõi lượng thức ăn và hoạt động của bạn một các nghiêm túc sẽ đem lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe đáng kể. nghiên cứu chứng minh rằng, những người thường xuyên theo dõi loại thức ăn và lượng thức ăn nạp vào thường có thể giảm cân nhiều hơn và cải thiện lượng đường trong máu hơn những người không kiểm soát điều này.

    Tránh đồ uống có đường

      Những người mắc bệnh tiểu đường nên tuyệt đối tránh đồ uống có đường bao gồm soda, đồ uống dành cho người tập thể thao, trà có đường và nước trái cây, trừ khi bạn đang sử dụng những đồ uống này để điều trị tụt đường huyết.

      Carbohydrate ở dạng lỏng làm tăng lượng đường trong máu rất nhanh. Mặc dù chúng rất tốt để điều trị lượng đường trong máu thấp nhưng nếu lượng đường trong máu của một người ở mức bình thường hoặc cao, những loại uống nhiều đường sẽ đưa lượng đường trong máu của bạn tăng lên.

      Hãy để ý thông tin thành phần thực ghi trên bao bì thực phẩm

        Những người bị bệnh tiểu đường nên lưu ý chọn tổng lượng carbohydrate là 30-40 gam mỗi bữa ăn và 15 gam trở xuống cho bữa ăn nhẹ, mức protein từ 8-21 gam mỗi khẩu phần để mang lại cho bạn cảm giác no và giúp cân bằng lượng đường trong máu, mức natri dưới 140 miligam cho một bữa ăn nhẹ và dưới 500 miligam mỗi bữa ăn thông thường.

        Ăn nhiều rau xanh

        6 bí quyết để chung sống với căn bệnh mãn tính - tiểu đường: Vẫn đầy đủ dinh dưỡng mà không phải kiêng khem áp lực - Ảnh 2.

        Những người mắc bệnh tiểu đường nên cố gắng ăn nhiều rau xanh nhất có thể vì rau xanh là thực phẩm số 1 về tính phù hợp cho những người bị tiểu đường. nếu trong trường hợp bạn không thể tiêu thụ quá nhiều rau, bạn có thể uống các loại thực phẩm chức năng tổng hợp từ rau củ để thay thế.

        Phương Thu (Nguồn: Health)

        Mạng Y Tế
        Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/6-bi-quyet-de-chung-song-voi-can-benh-man-tinh-tieu-duong-4202017910419955.htm)

        Tin cùng nội dung

        • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
        • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
        • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
        • Tôi bị tiểu đường, bà xã thì bị bệnh chàm. Nếu được, nhờ Mangyte giới thiệu 1 số CLB những người có bệnh mãn tính... để mọi người có thể tham gia sinh hoạt, tham khảo kinh nghiệm chữa bệnh. Cảm ơn nhiều lắm! (Nguyễn Văn Ngọ, 58 tuổi)
        • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
        • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
        • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
        • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
        • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
        • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
        Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY