Giảm cân hôm nay

6 tư thế yoga giảm căng thẳng và chiến đấu với bệnh mất ngủ

Thực hiện các tư thế yoga giảm căng thẳng này mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm mọi mệt mỏi của hệ thần kinh, dễ dàng đi vào giấc ngủ để nạp năng lượng cho hôm sau.

Các tư thế yoga giảm căng thẳng sẽ giúp bạn giải tỏa được cảm giác khó chịu, bứt rứt trong người. Đưa bạn vào giấc ngủ một cách dễ dàng để thức dậy cực khỏe khoắn và đầy năng lượng vào sáng hôm sau.

Đã bao lần bạn lâm phải tình cảnh người rất mệt mỏi nhưng mắt cứ mở "trừng trừng" không ngủ được? Đã bao lần bạn cứ phải trở mình lăn qua lăn lại rồi lại cầm điện thoại bấm vì không tài nào đi vào giấc ngủ được? Mất ngủ khiến bạn không thể cung cấp đủ năng lượng hoạt động cho ngày hôm sau. Vậy hãy tập ngay các tư thế yoga giảm căng thẳng và chiến đấu với chứng mất ngủ ngay nhé!

Thần kinh căng thẳng (buồn bã, lo lắng,...) cũng là một trong những yếu tố làm cho cơ thể khó đi vào giấc ngủ. Hãy thư giãn cho bộ não nào. "Đếm cừu" hoặc "để điện thoại xa tầm tay" chỉ là cách tạm thời để ngăn chặn hiện tượng bạn thức khuya chứ không hề giúp bạn dễ ngủ hơn.

Thay vì đếm cừu để dễ đi vào giấc ngủ hơn thì bạn hãy tập ngay bộ môn Yoga nhé. Các bài tập Yoga chữa mất ngủ đều được các nhà khoa học chứng minh là cực tốt cho hệ thần kinh của con người.

Nghiên cứu cho thấy những người bị mất ngủ dễ bị bệnh tiểu đường, trầm cảm, và ảnh hưởng đến hệ tim mạch trong tương lai. Nếu bạn không ngủ đủ sâu, bạn còn gặp nguy cơ lão hóa sớm. Hãy đảm bảo ngủ đủ 8h/ngày nhé.

Yoga giúp chữa mất ngủ bằng cách nào?

Yoga giúp bạn giảm căng thẳng, từ đó sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Tập yoga nghĩa là bạn đang kiểm soát hơi thở hoạt động theo cơ thể. Thực hiện những động tác hít thở chầm chậm theo nhịp tập thường xuyên sẽ tác động tích cực đến bộ não.

Yoga giúp bạn thoát khỏi chứng mất ngủ, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Chắc chắn bạn sẽ ngủ thật ngon và sâu khi áp dụng.

Một đêm ngon giấc còn gì tuyệt vời hơn? Cùng KhoeDep.vn tập ngay tư thế yoga giảm căng thẳng và chữa mất ngủ nào!

1. Tư thế Uttanasana

Tư thế gập người về phía trước này giúp các cơ bắp của cơ thể được kéo căng. Chúng còn giúp kích thích hệ thần kinh làm việc tốt hơn, tăng lưu thông máu lên não. Cột sống cũng được tác động và trở nên dẻo dai hơn. Việc tăng cường lưu thông máu và kéo căng các cơ nếu được thực hiện thường xuyên sẽ cực tốt cho cơ thể, giúp bạn chống lại bệnh mất ngủ và giảm căng thẳng tuyệt vời.

2. Tư thế Marjariasana

Đây cũng là một tư thế uốn cong cột sống của bạn. Chúng ta thường biết đến với cái tên quen thuộc là Tư thế yoga con bò-con mèo. Chúng tác động đến hệ tiêu hóa. Nó giúp massage các cơ quan bụng, cải thiện lưu thông máu và làm thư giãn tâm trí. Do đó, nó tạo ra cơ hội cho bạn đi vào giấc ngủ tốt hơn và cuối cùng thoát khỏi chứng mất ngủ.

    Quỳ gối trên thảm tập, hai tay chống thẳng xuống đất.

3. Tư thế Baddha Konasana

Với tư thế ngồi mở rộng khớp háng, tác động đến đùi trong ngoài, đầu gối. Đây là một tư thế thư giãn tuyệt vời. Nó giúp bạn thoát khỏi cảm giác mệt mỏi sau ngày dài đi bộ hoặc đứng. Cùng thư giãn, giảm căng thẳg và ngủ ngon hơn với chúng nhé!

    Ngồi trên thảm tập, lưng thẳng.

4. Tư thế Viparita Karani

Tư thế này trông có vẻ khó nhưng chúng vô cùng tốt cho bạn đấy. Chúng giúp giảm đau ở phần hông, đưa máu về não nhiều hơn để xoa dịu tâm trí bạn và làm giảm đau đầu hiệu quả.

    Nằm ngửa

5. Tư thế Balasana

Tư thế này rất thoải mái, hệt như đưa trẻ ở trong bụng mẹ. Chúng còn giúp bạn thư giãn và hít thở sâu, giảm căng thẳng, xoa dịu hệ thần kinh và giúp bạn ngủ ngon hơn.

    Quỳ trên thảm tập sao cho mông chạm gót chân.

6. Tư thế Shavasana

Sau các động tác tập Yoga ở trên. Động tác cuối cùng này giúp bạn thư giãn toàn bộ các cơ. Nói chính xác hơn là thư giãn cho toàn cơ thể. Đây là một động tác quan trọng không thể thiếu khi bạn bị mất ngủ.

    Nằm ngửa

Thực hiện ngay các tư thế yoga giảm căng thẳng để bạn có thể nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn nhé!


Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/tu-the-yoga-giam-cang-thang-chua-mat-ngu/)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY