Tâm sự hôm nay

Bác sĩ của mọi người

Lớp 1B1 có 3 bác sĩ, 2 nữ, 1 nam. Trong 2 bác sĩ nữ, có một người không bao giờ liên hệ với lớp từ ngày đi học đại học ở nước ngoài, còn một nam đó chính là Phan Bá Hổ.
Lớp 1B1 có 3 bác sĩ">bác sĩ, 2 nữ, 1 nam. Trong 2 bác sĩ nữ, có một người không bao giờ liên hệ với lớp từ ngày đi học đại học ở nước ngoài, còn một nam đó chính là Phan Bá Hổ. Anh đã trở thành bác sĩ riêng của nhóm học sinh 1B1 ở Sài Gòn từ nhiều năm nay. Anh không mở phòng mạch tư bao giờ nhưng bất cứ ai hỏi anh về bệnh tật, anh đều sẵn sàng tư vấn bằng điện thoại, bằng email.

Phan Bá Hổ đã đỗ vào Đại học Y ngay từ lần thi thứ nhất (năm 1956). Nhưng Y không phải là nguyện vọng thứ nhất của anh. Dạo ấy, người ta cho thí sinh ghi 3 nguyện vọng, anh ghi: 1. Hóa thực phẩm; 2. Âm nhạc; 3. Y khoa. Người ta cho anh thi vào Y khoa. Thế mà trong 2 tháng hè, anh chỉ học có hóa và nhạc còn thì... chơi. Lúc đó anh phụ trách nhóm nhạc Rạng Đông, một trong hai nhóm nhạc nghiệp dư nổi tiếng của Hà Nội, với vai trò người tổ chức kiêm nhạc công ghita. Anh phải thi một bài văn nghị luận xã hội chính trị, thực ra là một bài chính trị, một bài sinh và một bài hóa. Hóa thì khỏi nói, văn thì anh cũng khá, vì được học thầy Lương Thanh Tường 2 năm cùng với lớp, riêng sinh thì anh không ôn tí gì nhưng lại hỏi đúng vào bài tủ của anh, hay nói đúng hơn bài tủ của thầy, của lớp và của thời ấy mà anh vẫn nhớ: “Mít su rin, Luxen cô và Lê pinks kaia” (những học thuyết mà ngày nay đã bị bác bỏ).

Sau 5 năm học ở Hà Nội, năm 1962 anh được cử lên Lạng Sơn công tác. 2 năm đầu chỉ đi làm vệ sinh phòng bệnh như một công tác thực tập và rèn luyện. 2 năm sau anh thành bác sĩ chính thức của Bệnh viện Lạng Sơn. Anh vốn là sinh viên khoa răng (năm cuối học chuyên khoa) nhưng đã được phân công làm đa khoa. Anh làm tốt nên lại được cho đi bổ túc chuyên khoa tai - mũi - họng ở Hà Nội 1 năm. Trong thời gian này, anh tranh thủ học luôn gây mê để phòng khi thiếu bác sĩ gây mê thì mình vẫn... làm được. Không được vào Đảng vì thành phần lý lịch gia đình nhưng do công tác tốt nên anh được cử vào Ban Bảo vệ sức khỏe của tỉnh, lại được bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Lạng Sơn (có lẽ anh là giám đốc ngoài Đảng duy nhất hồi đó).

Làm bác sĩ 28 năm, làm giám đốc 1/4 thế kỷ, đã có 3 đứa con với cô giáo Hảo (Dương Minh Hảo), người bạn đời kém anh một chục tuổi, bạn của em gái anh từ hồi hai cô học cấp 3, nhưng anh vẫn ở Lạng Sơn chưa xin về Hà Nội và cũng chưa được vào Đảng. Rồi Thành ủy muốn kết nạp đặc cách anh vào Đảng. Anh từ chối vì muốn về Hà Nội, hơn thế, muốn đi TP. Hồ Chí Minh. 1991 được chuyển về Hà Nội, anh vào Sài Gòn ngay. Ở đây anh được cử vào Hội đồng Giám định y khoa thành phố chuyên xác định thương tật cho thương binh. Anh xúc động trước sự thiệt thòi (thương tật, nghèo khổ) của nhiều chiến sĩ và anh đã khám thương với cả trái tim. Anh còn làm cả những việc ngoài trách nhiệm của bác sĩ như biếu tiền, mời ăn và đèo cả thương binh đi khám thương. Trong đời bác sĩ của anh, kể cả thời ở Lạng Sơn, chưa bao giờ anh lấy của ai một đồng tiền nào và cũng chưa bao giờ uốn những dòng chữ xác định thương tật, bệnh trạng theo áp lực của bất cứ ai. Cũng chưa bao giờ anh mở phòng khám tư kể cả ở thời mở cửa và cả khi về hưu.

Gần 30 năm là gần 3/4 đời công tác của một người, anh đã cống hiến cho xứ Lạng và để lại nhiều kỷ niệm, nhiều tình cảm ở đó. Là giám đốc nhưng vẫn trực tiếp chữa bệnh, anh đã chữa cho hàng nghìn bệnh nhân và đã cứu sống hàng chục người. Có mấy trường hợp anh nhớ nhất: một bé trai bị bệnh bạch hầu gần như nghẹt thở. Anh đã chọc họng cho cháu, mủ ở họng cháu phun cả vào mặt anh. Nhưng cháu vẫn ngạt. Không ngần ngại, anh ghé miệng thổi ngạt cho cháu. Cháu đã thở được và qua cơn nguy cấp. Hai chục năm sau, anh đang đi trên đường phố Lạng Sơn thì nghe tiếng người gọi giật: “bác sĩ Hổ! bác sĩ còn nhớ tôi không? Tôi chính là bố thằng bé bị bạch hầu, đã được bác sĩ cứu sống gần 20 năm về trước. Cháu đã lớn khỏe, đã đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường B. Nay cháu đã về. Xin bác sĩ cho cháu được gặp để cảm ơn bác sĩ”. Ông gọi một anh bộ đội trạc 25, 26 tuổi đứng gần đó và nói: “Đây là bác sĩ Hổ, người đã cứu sống con gần 20 năm về trước”. Anh bộ đội ngả mũ, cúi chào tôi. Một quân nhân có màu da còn dấu vết của sương gió và khói đạn. Tôi ôm anh và cảm thấy sung sướng vô hạn như vừa được trực tiếp góp phần vào chiến công.

Trường hợp thứ hai, một bé gái sơ sinh bị ngạt trắng, có nghĩa là tim đã ngừng đập, phổi đã ngừng thở. Tôi vừa thổi ngạt cho cháu, vừa ấn nhẹ vào ngực trái của cháu. Một lát cháu đã thở được, tim đã đập được. Tôi nhận ra mẹ cháu bán hoa quả ở cửa hang, nơi chúng tôi đặt phòng mổ. Và tôi đã chứng kiến bé gái sơ sinh đó lớn lên thành em thiếu nhi quàng khăn đỏ, rồi thành một thiếu nữ xinh đẹp ở bên cái cửa hang ấy, trong cái thị xã ấy.

Trường hợp thứ ba, một ông già 70 tuổi bị hóc xương vịt. Cái xương vịt nằm ngang trong thực quản của ông khiến ông không nuốt được và có nguy cơ không thở được. Tôi dùng một ống thông với một chiếc panh dài xuyên dọc ống thông ấy. Tôi cho panh cặp chặt lấy chiếc xương nằm ngang ấy rồi cùng một lúc kéo thật lực cả panh lẫn ống. Khi cả ống và panh đã ra khỏi cổ họng, nghĩa là cái xương đã được kéo ra, mà không có một chút máu tức là thực quản không bị xây xát gì, ông già nhổm ngay dậy, vái tôi liền mấy vái. Đứa con ông đứng cạnh nói: “Ông nội cháu ngày xưa đã bị ch*t vì hóc xương”.

Trường hợp thứ tư: nghẹn hồng. Một anh thanh niên ăn nhanh nuốt vội một quả hồng ngâm, giữa chừng bị tắc nghẽn, quả hồng mặc dù đã bị cắn giập ít nhiều, vẫn không xuống được, cũng không nôn ra được, có nguy cơ làm tắc thở. Tôi suy nghĩ một lát rồi lấy một cái ống cao su nội soi dạ dày, ống này vừa đủ cứng để chọc đẩy được quả hồng xuống dạ dày, vừa đủ mềm để không làm rách hay xây xát thực quản. Cứ thế, chọc mấy nhát, quả hồng bị đẩy xuống, anh thanh niên thoát hiểm, tự cười bản thân về cái tội ăn tham, ăn vội của mình.

Còn nhiều, nhiều nữa, nhưng cũng có những trường hợp không cứu được do sự bất lực của khoa học hoặc sự chậm trễ hay thiếu trách nhiệm của đồng nghiệp như trường hợp một sản phụ bị uốn ván sau sinh (có thể do bác sĩ đỡ đẻ đã không đảm bảo vệ sinh, vô trùng). Tôi đã cố gắng hết sức, dùng liều Thu*c chống uốn ván cao nhất nhưng vẫn không cứu được, may cháu bé không việc gì).

Tôi hỏi anh: Anh về hưu khi còn sức khỏe, chị cũng thế và 3 con đều đã thành đạt, vậy sao anh không mở phòng khám tư để vừa cải thiện đời sống, vừa giúp cho mọi người.

- Lương hưu hai vợ chồng đủ sống, nhà cửa có rồi, con cái cũng thế, mỗi đứa một cơ ngơi, còn ôtô thì bản thân có 2 cái, một cái Toyota để chơi như chơi đồ cổ, một cái đời mới thường dùng hàng ngày, còn muốn gì nữa? Giúp đỡ mọi người thì có facebook sẵn sàng tư vấn.

Tôi ngắt lời Hổ:

- Hổ có thể nói cụ thể hơn về việc tư vấn sức khỏe được không?

- Với các bạn học thì các bạn biết rồi như trường hợp Thế Hưng. Sau 3, 4 tháng mới gặp lại, thấy giọng nói Hưng tự nhiên the thé, tôi nghi là Hưng có vấn đề về thanh quản, bảo Hưng đi kiểm tra thì Hưng bị ung thư tuyến giáp họng. Còn bác Đức thì coi tôi như là bác sĩ riêng của bác, mỗi lần bác gọi là mình đến luôn. Hôm qua nghe phổi bác mình cảm thấy hơi có vấn đề, đã kê đơn Thu*c cho bác nhưng mình cho rằng do bác làm việc quá sức, các bạn phải khuyên bác nghỉ ngơi một thời gian.

Còn với người ngoài thì chỉ xin kể 2 trường hợp. Một ông cán bộ công tác của Quốc hội, mình mới quen sơ sơ, thấy ông ấy nói có vẻ khó khăn, mình bảo ông ấy đi kiểm tra thanh quản và phổi, quả nhiên ông đã bị ung thư.

Bà vợ một ông bạn là người rất khỏe mạnh, từng học ở nước ngoài, sau về nước chuyển sang kinh doanh, khá giả. Một hôm bà ấy bị ho, tôi cho một liều Thu*c ho và kháng sinh, bảo nếu 1 tuần không đỡ, báo lại cho tôi. Sau 1 tuần dùng Thu*c, bà ấy vẫn ho, tôi bảo đi kiểm tra phổi ngay. Kết quả u K!

Tôi hỏi tiếp: “Ông tư vấn cho bạn bè, cho mọi người là rất đáng quý nhưng ông còn nhiều thời gian, có sợ “phí” không?”

Hổ nói: “Làm việc cả đời rồi, bây giờ gần 80, còn ít quỹ thời gian để mà nghỉ ngơi, đọc sách, chơi đàn, làm giàu để làm gì? Mình nghĩ thế là biết đủ, nói như các cụ ngày xưa là “tri túc”.

Tôi nói vui: “Và vì có bà vợ biết yêu chồng nữa chứ!”. Hổ nói: “Tất nhiên rồi, điều đó đã được chứng minh qua 1/2 thế kỷ nay”. Tôi nhìn sang Hảo. Cô đang chứng minh thêm bằng cái nhìn chồng âu yếm và nụ cười rạng rỡ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bac-si-cua-moi-nguoi-19961.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, em bị sưng amidan cách đây khá lâu và thời gian gần đây thường xuyên phải uống kháng sinh. Em muốn phẫu thuật cắt amidan ở BV Đại học Y dược TPHCM nhưng không biết thủ tục, thời gian và chi phí thế nào. Rất mong Mangyte giúp em. Xin cảm ơn ạ. (Hồng Anh - Long An).
  • Xin kính chào Mangyte, Em muốn đến khám bệnh tại BV Đại học Y dược nhưng nghe nói bệnh viện lớn lắm, em ở quê lên lại không quen biết, cũng không giỏi ăn nói nên không biết đến phải hỏi han thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn quy trình khám bệnh của BV Đại học Y dược giúp em, để việc đi lại của em được dễ dàng hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Mangyte nhiều. (Tăng Thị Minh - Tiền Giang)
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Kính chào quý báo, Em có nghe thông tin BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức phẫu thuật miễn phí cho người bị dị tật khe hở môi - hàm ếch. Em muốn tìm hiểu thông tin để đưa cháu nhà em đi chữa trị, kính xin quý báo giúp đỡ giùm em. Em xin trân trọng cảm ơn. (Mỹ Dung - mudung…@gmail.com)
  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chào Mangyte, Tôi ở xa lên TPHCM khám bệnh, nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có thay đổi giờ làm việc. Kính mong Mangyte tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Mạnh Tiến - Bình Dương)
  • Mangyte ơi, Tôi nghe nói BV Đại học Y dược đưa vào hoạt động phòng khám huyết học nhưng không biết thông tin cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn giúp tôi, phòng khám này hoạt động vào thời gian nào và khám cho những đối tượng bệnh lý nào ạ? Xin cảm ơn rất nhiều. (nuhoangbocap...@yahoo.com)
  • Chào Mangyte, Em bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và phải sử dụng dụng cụ hít nhưng không biết sử dụng sao cho đúng. Em nghe nói BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức tư vấn sử dụng dụng cụ hít, không biết điều này có đúng không? Kính mong Mangyte tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn.
  • Tôi muốn xin địa chỉ các phòng khám của BV đại học Y dược TPHCM. Nhờ Mangyte giúp. Xin cảm ơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY