Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng hôm nay

Là một chuyên khoa về kỹ thuật y học, thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe hỗ trợ, thực hiện những kỹ thuật vật lý không dùng thuốc trực tiếp tác động lên người khuyết tật để điều trị như nhiệt trị liệu (tia hồng ngoại, bùn nóng, parafin), điện trị liệu, thủy trị liệu (nước suối khoáng, nước nóng), laser trị liệu, xoa bóp, … Một số bệnh lý có thể điều trị bằng vật lý trị liệu như đau do chấn thường sau thể thao, đau đầu mất ngủ kinh niên, đau lưng do thoái hóa - thoát vị đĩa đệm cột sống, đau cổ gáy, viêm quanh khớp vai, đau dây thần kinh cơ xương khớp,….

Bác sỹ vật lý trị liệu phục hồi chức năng: nhiệm vụ quyền hạn

Thực hiện các kĩ thuật về vật lí trị liệu - phục hồi chức năng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, hướng dẫn kĩ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kĩ thuật phục hồi sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của bác sĩ điều trị và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

Nhiệm vụ

Nghiêm chỉnh thực hiện Quy chế bệnh viện, đặc biệt phải chú ý thực hiện quy chế công tác khoa nội, quy chế công tác khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng và quy chế quản lí và sử dung vật tư, thiết bị y tế.

Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về các công việc được phân công.

Tiếp đón người bệnh đến khán theo đúng quy chế công tác khoa khám bệnh, chỉ định phương pháp điều trị phục hồi chức năng thích hợp.

Thực hiện các kĩ thuật về vật lí trị liệu - phục hồi chức năng theo đúng quy định kĩ thuật bệnh viện, hướng dẫn kĩ thuật viên giúp đỡ người bệnh thực hiện các kĩ thuật phục hồi sử dụng các phương pháp vật lí trị liệu.

Tham gia công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Quyền hạn

Có quyền hạn của bác sĩ điều trị.

Chỉ định và hướng dẫn các phương pháp điều trị vật lí trị liệu - phục hồi chức năng.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/quyche/bac-sy-vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han/)

Tin cùng nội dung

  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY