Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc chữa chốc đầu trẻ em

Chốc đầu là những vảy dày bám vào da đầu tạo thành những mảng ở một vùng trên da, sau dần lở loét một vài điểm nhỏ, dần dần lan rộng một vùng hoặc cả đầu. Bệnh do tụ cầu và liên cầu kết hợp gây bệnh. YHCT gọi chốc đầu là “Bạch thốc sang”.
Đông y thường dùng phương pháp thanh nhiệt tiêu độc, thăng dương để trị bệnh. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo áp dụng.

bài Thuốc uống: hoàng liên 6g, hoàng bá 8g, hoàng cầm 8g, chi tử 10g, ngạnh mễ 10g, cam thảo 4g, nhân sâm 8g, mạch môn 10g, bán hạ 10g, thạch cao 10g, trúc diệp 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần (đơn Thuốc này cho trẻ 10 - 12 tuổi, các tuổi khác dùng liều cho thích hợp).

Thuốc dùng ngoài: Dùng một trong các bài Thuốc sau:

Bài 1: bồ kết đốt thành than, tán nhỏ. Chữa chốc đầu, rụng tóc trẻ em.

Bài 2: lá hồng bì nấu nước gội đầu để làm sạch gầu.

Bài 3: hồ đào (cả vỏ) thiêu tồn tính để nguội 2 phần, khinh phấn 1 phần. Trộn đều, tán nhỏ hòa với dầu thầu dầu bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay bạch đồng nữ. Chữa trẻ em chốc đầu.

Bài 4: khương hoàng (củ nghệ to) 200g, mật lợn 2 cái. Nghệ cạo rửa sạch, thái miếng, giã nát nhừ; cho nước mật lợn vào, đánh nhuyễn, lọc qua miếng vải để loại bỏ bã nghệ, cho vào bát, đun cách thủy cho sôi. Dùng lá đậu ván, cỏ mực, rau sam, mỗi thứ 1 nắm nhỏ, thêm ít muối; giã nát, đắp lên chỗ bị chốc khoảng 40 phút. Dùng 5 củ hành sống, đun với 1 lít nước, dùng nước hành rửa chỗ đau và bỏ bã lá. Thấm khô, bôi dịch nghệ mật lợn lên chỗ đau. Ngày làm 1 - 2 lần.

Lương y Thảo Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-chua-choc-dau-tre-em-678.html)

Chủ đề liên quan:

chữa chốc đầu trẻ em trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY