Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Bài Thuốc trị bệnh đường hô hấp

Vào mùa xuân, người già và trẻ em rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp do sức đề kháng của cơ thể yếu.

Ngoài ra, các loại vi khuẩn, nấm, mốc, phấn hoa, không khí ô nhiễm cũng là tác nhân gây bệnh. người bệnh sốt, ho, đờm nhiều, đôi khi khó thở, hay tái phát trở thành mạn tính, ảnh hưởng đến sức khỏe. xin giới thiệu một số bài các chứng này.

Xuyên bối mẫu trị ho nhiều, đờm nhiều do phế nhiệt (viêm phế quản, viêm phổi).

ma hoàng 6g, hạnh nhân 8g, quế chi, cam thảo mỗi vị 4g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 2 lần uống trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Sau khi uống, nếu có mồ hôi toát ra, cần lau khô ngay, tránh ra gió, lạnh và tránh tiếp xúc với nước lạnh. Uống liền 3-5 thang. Chú ý: vị ma hoàng cần bỏ đốt, bỏ rễ.

ma hoàng 8g, hạnh nhân 12g, thạch cao 24g, cam thảo 6g. Thạch cao sống tán thành bột mịn, chia làm 2 phần rồi hòa đều mỗi phần vào 1 lần nước sắc của 3 vị Thuốc trên uống. Uống trước bữa ăn, như trên. Uống liền 3 - 5 thang.

bạch giới tử (hạt cải bẹ), lai phục tử (hạt cải củ), tô tử (hạt tía tô) mỗi vị 3g. Các loại hạt giã dập, gói vào miếng vải sạch. Sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn 1 - 2 giờ. Uống liền 5 - 7 ngày. Bài này rất thích hợp với người cao tuổi bị ho lâu ngày, nhiều đờm, thường xuyên bị khó thở, kém ăn.

bách hợp 10g, thục địa 12g; mạch môn, sinh địa mỗi vị 8g; đương quy, bạch thược, huyền sâm, cát cánh mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, sau bữa ăn khoảng 2 giờ. Uống 3 - 4 tuần.

tắc kè khô bỏ phần đầu từ mắt đến miệng và 4 bàn chân, chặt thành những miếng nhỏ, sao khô tán bột mịn, cho vào lọ thủy tinh khô sạch, nút kín, để nơi cao thoáng. Ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 5 - 7g sau bữa ăn 1 - 2 giờ. Uống liền 3 - 4 tuần.

GS.TS. Phạm Xuân Sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-tri-benh-duong-ho-hap-n153565.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh đường hô hấp thuốc trị

Tin cùng nội dung

  • Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc chứng vị quản thống của y học cổ truyền. Nguyên nhân gây bệnh do tình chí bị kích thích, can khí uất kết hay do ăn uống thất thường...
  • Suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp, biểu hiện bằng các triệu chứng: nhức đầu, mất ngủ, tim đập mạnh...
  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết.
  • Đông y gọi suy dinh dưỡng ở trẻ em là chứng cam tích, mà nguyên nhân thường gặp là do khẩu phần ăn không hợp lý, như: ăn thiếu đạm kéo dài, ăn nhiều chất béo ngọt khiến không tiêu hóa được, tích lại làm tổn thương tỳ vị, cũng có khi do nhiễm nhiều giun...
  • Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY