bệnh sa trực tràng kiểu túi xảy ra phổ biến ở phụ nữ tuổi trung niên do ảnh hưởng của quá trình sinh nở hoặc lão hóa. phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn để điều trị căn bệnh này.
Sa trực tràng kiểu túi (tên tiếng anh: rectocele ) là sự suy giãn của lớp màng cơ ngăn cách giữa trực tràng và *m đ*o tạo thành một túi phình về phía *m đ*o. đối tượng chủ yếu bị bệnh là nữ giới, đặc biệt là những phụ nữ trung niên đã trải qua nhiều lần sinh nở. nam giới cũng có thể mắc sa trực tràng kiểu túi nhưng ít gặp hơn.
Sa trực tràng kiểu túi được xem là kết quả của sự suy yếu sàn chậu. các cấu trúc xương chậu bị suy yếu xảy ra do hậu quả của việc cắt bỏ tầng sinh môn trong các lần sinh trước, do tuổi cao hoặc do sinh nở nhiều lần qua ngã *m đ*o.
Trong quá trình sinh đẻ, phần đầu thai nhi khi đi qua *m đ*o có thể khiến các phần mềm như dây chằng và mạc nâng đỡ nằm ở vách ngăn giữa trực tràng và *m đ*o bị tổn thương, giãn căng và phình về phía *m đ*o. hiện tượng này xảy ra tương tự với những ca sinh nở mà em bé quá to.
Ngoài ra, tình trạng táo bón kéo dài, lao động nặng nhọc, ho mãn tính cũng có thể dẫn đến suy yếu sàn chậu. qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sa trực tràng kiểu túi phát triển.
Khi mới phát triển, phần trực tràng bị sa kích thước còn nhỏ thì có thể không gây ra các triệu chứng đặc hiệu. bệnh tiến triển nặng hơn thường gây ra các dấu hiệu sau:
Ngoài ra, nhiều phụ nữ bị sa *m đ*o sau cũng gặp phải tình trạng sa các cơ quan vùng chậu khác, chẳng hạn như bàng quang, tử cung.
Thông thường các trường hợp khối sa có kích thước nhỏ hơn 2cm thì không cần phải phẫu thuật. các triệu chứng của bệnh sa trực tràng dạng túi có thể được khắc phục bằng các phương pháp sau:
Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định Thu*c nhuận tràng để điều trị táo bón. tuy nhiên loại Thu*c này chỉ được sử dụng trong ngắn hạn vì nó có thể gây lệ thuộc Thu*c và nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Trường hợp điều trị nội khoa không có kết quả hoặc bệnh nhân bị nặng sẽ được tiến hành phẫu thuật. bác sĩ có thể tiến hành làm phẫu thuật qua đường hậu môn, qua tầng sinh môn hoặc qua ngã *m đ*o. mục đích là sửa chữa các tổn thương ở *m đ*o, củng cố vách ngăn của trực tràng, cắt bỏ đoạn trực tràng dài hoặc đặt một miếng vá sau *m đ*o.
Sau mổ sa trực tràng kiểu túi, bệnh nhân có nguy cơ gặp một số biến chứng như: chảy máu và nhiễm trùng ở vết mổ, dính *m đ*o, đau kéo dài, hẹp trực tràng… để hạn chế được những rủi ro trên và có khả năng phục hồi nhanh, người bệnh cần nghỉ ngơi nhiều, rửa vết thương và thay băng hàng ngày, ăn uống và tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. mỗi trường hợp sẽ có giải pháp điều trị khác nhau. bệnh nhân cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Chủ đề liên quan:
bệnh sa trực tràng điều trị nguyên nhâ nguyên nhân sa trực tràng triệu chứng trực tràng