Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bệnh trĩ theo y học cổ truyền: Căn nguyên và cách chữa

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ được chia thành 4 thể: huyết ứ, nhiệt độc, khí huyết ứ trệ thấp nhiệt. Để cải thiện bệnh, cần kết hợp châm cứu dùng Thu*c

theo y học cổ truyền, bệnh trĩ phát sinh do tạng phế hư yếu làm hàn khí không thu liễm được, khiến cho đầu ruột lòi ra bên ngoài. để chữa bệnh dứt điểm, y học cổ truyền kết hợp bài Thu*c uống, châm cứu với các bài Thu*c dùng ngoài.

Bệnh trĩ theo quan niệm của y học cổ truyền

Trĩ là chứng bệnh hình thành do tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn, sung huyết và tạo thành búi. Búi trĩ có thể ở bên trong trực tràng hoặc ứ huyết và lòi ra bên ngoài hậu môn.

1. Căn nguyên

Theo y học cổ truyền, bệnh trĩ sinh ra là do khí hư, khí trệ khiến đại tràng không thông, làm cho cơ nhục yếu và tổn thương giáng hạ mạch lạc sinh ra tình trạng huyết ứ ở trực tràng hậu môn. nếu không cải thiện khí trệ và huyết ứ kịp thời, mạch lạc giãn ngày càng sa xuống khiến búi trĩ ứ huyết và chảy máu.

Nguyên nhân khiến khí và thấp nhiệt ngưng kết ở đại tràng là do mắc các bệnh nội sinh về tâm tỳ thận, can hoặc thường xuyên ăn thức ăn cay nóng, uống rượu,…

Thấp nhiệt cũng có thể hình thành do thường xuyên ngồi lâu, lao động quá sức và phòng dục quá độ khiến huyết ứ và khí trệ dồn xuống trực tràng – hậu môn.

2. Các thể bệnh

Y học cổ truyền chia bệnh trĩ nội thành 4 dạng cụ thể sau:

    Trĩ nội thể thấp nhiệt (có đi kèm tình trạng viêm nhiễm hoặc bội nhiễm)

Ngoài ra, y học cổ truyền cũng chia bệnh trĩ ngoại thành 3 dạng như sau:

    Trĩ ngoại thể nhiệt độc (do tắc nghẽn khí huyết)

3. Biến chứng

Nếu không áp dụng phương pháp luận giải phù hợp, bệnh trĩ có thể gây ra các biến chứng như tắc nghẽn búi trĩ cấp tính, sung huyết trĩ cấp tính, u trĩ xơ, viêm tắc tĩnh mạch trên búi trĩ, u trĩ da, rò hậu môn, áp xe,…

Điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền chữa bệnh trĩ theo từng thể bệnh riêng biệt. điều này sẽ giúp tác động trực tiếp đến nguyên nhân cụ thể và cải thiện các triệu chứng của bệnh.

1. Trị trĩ nội

Cần quan sát dấu hiệu thực thể của búi trĩ, triệu chứng lâm sàng để xác định thể bệnh và áp dụng bài Thu*c phù hợp.

Điều trị trĩ nội thể huyết ứ

Dấu hiệu nhận biết: Búi trĩ không lòi ra khỏi hậu môn, thường đi kèm với triệu chứng táo bón và đại tiện ra máu tươi.

Để giải thể bệnh này, cần áp dụng bài Thu*c giúp lương huyết và hoạt huyết để giải phóng huyết ứ trệ ở trực tràng.

    Bài Thu*c 1: Sử dụng sinh địa 20g, xích thược 12g, hòe hoa 12g, hoàng cầm 12g, đương quy 12g, kinh giới 12g và địa du 12g. Đem các vị sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

Kết hợp với châm cứu các huyệt sau:

    Huyệt Trường Cường: Huyệt nằm giữa đường nối giữa hậu môn và xương cụt. Châm thẳng sâu 0.3 – 1 thống, cứu 10 – 30 phút giúp trị trực tràng sa, tiểu đục, tiểu khó, đau nhức cột sống.

Điều trị trĩ nội thể thấp nhiệt

Thể thấp nhiệt đặc trưng với các triệu chứng như búi trĩ sưng nóng, loét, đau rát, đỏ, có thể chảy nước hoặc chảy mủ. Khi ngồi gây đau đớn khó chịu, đi kèm với triệu chứng táo bón và tiểu tiện vàng.

Với thể thấp nhiệt, cần sử dụng những thảo dược có tính mát để thanh nhiệt, hành khí, hoạt huyết và cầm máu.

    Bài Thu*c 1: Dùng chỉ xác, hoàng bá, xích thược, hòe hoa, kim ngân, chi tử sao mỗi thứ 12g. Đem sắc uống đều đặn.

Song song với việc dùng Thu*c, cần kết hợp châm cứu các huyệt như thể huyết ứ, gia thêm huyệt Thượng Cự Hư.

    Huyệt Thượng Cự Hư: Huyệt nằm ở dưới mặt ngoài mắt cá chân, đo từ huyệt Độc Tỵ xuống khoảng 6 thốn. Châm thẳng 1 – 1.5 thốn, cứu 3 – 7 tráng và ôn cứu trong 5 – 15 phút.

Điều trị trĩ nội thể nhiệt độc

Thấp nhiệt ứ trệ trong cơ thể khiến búi trĩ sưng nóng, đau nhức và buốt ở hậu môn. Khi đại tiện thấy có máu tươi nhưng không thấy dịch vàng hay mủ chảy ra.

Để giải thể nhiệt độc, sử dụng bài Thu*c có tác dụng giải độc, lương huyết, thanh nhiệt và cầm máu.

    Bài Thu*c: Sử dụng kim ngân, hàng liên, hạ khô thảo, hoàng bá, xuyên khung, hoàng kỳ, hoàng cầm, đương quy mỗi thứ 12g, đại hoàng 4g, sinh địa 16g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

Phối hợp với phương pháp châm cứu vào những huyệt vị sau:

    Huyệt Trường Cường

Trị trĩ nội theo thể khí huyết hư yếu

Dấu hiệu nhận biết: Búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn, người mệt mỏi, ù tai, sắc mặt kém, gầy yếu, hoa mắt, mạch trầm tế, đoản hơi.

Với thể bệnh này, cần sử dụng dược liệu chỉ huyết, bồi bổ khí huyết và thăng đề.

    Bài Thu*c 1: Sử dụng thăng ma 8g, địa du 8g, cam thảo 4g, hòe hoa sao đen 8g, đảng sâm 16g, đương quy 8g, kinh giới sao đen 12g, thăng ma 8g, địa du 8g, bạch thược 12g, trần bì 16g. Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.

Châm cứu vào các huyệt sau:

    Huyệt Bách Hội

2. Trị trĩ ngoại

Trĩ ngoại thể huyết ứ điều trị tương tự như trĩ nội thể huyết ứ. Trĩ ngoại thể nhiệt độc dùng bài Thu*c và châm cứu tương tự trĩ nội thể nhiệt độc.

Tuy nhiên trĩ ngoại là trình trạng búi trĩ lòi ra bên ngoài hậu môn nên cần chú trọng các bài Thu*c rửa và ngâm.

    Bài Thu*c ngâm 1: Dùng phèn phi và kha tử mỗi thứ 10g. Đem đun sôi kha tử với nước sôi sau đó pha thêm phèn phi vào, ngâm rửa hậu môn.

Bên cạnh việc ngâm rửa trĩ thường xuyên, có thể áp dụng các bài Thu*c phá hủy và giảm kích thước của búi trĩ sa.

    Bài Thu*c tiêu trĩ 1: Dùng bạch phàn, hùng hoàng, phèn phi, lưu huỳnh và hoạt thạch mỗi thứ 8g. Đem các vị tán thành bột, để lưu huỳnh riêng. Các vị khác đem bỏ vào nồi đất đậy kín rồi đặt lên than hồng. Sau khi bột nổ thì cho bột lưu huỳnh vào. Để nguội, dùng bột tán mịn rồi thoa vào búi trĩ thường xuyên.

Các bài Thu*c bôi ngoài ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên bài Thu*c chứa thạch tín có thể gây độc, vì vậy phụ nữ mang thai, trẻ em và người có cơ địa nhạy cảm không nên áp dụng.

thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. trước khi áp dụng cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-tri-theo-y-hoc-co-truyen)

Tin cùng nội dung

  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY