Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị đau dạ dày quặn từng cơn nguy hiểm không, cần làm gì?

Đau dạ dày thắt từng cơn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lỳ tiềm ẩn ở đường tiêu hóa. Người bệnh cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

đau dạ dày là một trong những tình trạng khiến không ít người bệnh mệt mỏi, căng thẳng và vô cùng đau đớn. tuy nhiên, cơn đau dạ dày thông thường còn dễ chịu hơn tình trạng đau quặn từng đơn. vậy, đau dạ dày quặn từng cơn có thực sự nguy hiểm không và cần có những biện pháp hữu hiệu nào để xoa dịu cơn đau này? bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời chính xác.

Đau dạ dày quặn từng cơn có nguy hiểm không?

Đau dạ dày quặn từng cơn là tình trạng các cơn đau dạ dày trở nên dữ dội hơn hoặc xuất hiện âm ỉ trong khoảng thời gian dài. khi cơn đau dạ dày trồi lên, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, quằn quại và mệt mỏi, thậm chí toát nhiều mồ hôi hột ở khắp cơ thể.

Những nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn có thể kể đến như: bệnh nhân nhiễm vi khuẩn hp, cơ thể kích thích bởi các chất kích thích hoặc Thu*c kháng sinh, chế độ ăn uống thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh, cơ thể thường xuyên bị căng thẳng,…

Trên thực tế, tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn gây ra không ít sự khó chịu cho người bệnh khi gặp phải. tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. nghiêm trọng hơn, tình trạng đau dạ dày thắt từng cơn có thể là dấu hiệu biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến như:

– Đau dạ dày cấp tính

Đau dạ dày cấp tính thường xuất hiện với những cơn đau dữ đội. tình trạng này được hình thành do lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng tấy, chảy máu,… cơn đau càng trở nên dữ dội hơn khi dạ dày tiêu thụ thức ăn.

– Viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị viêm, sưng, chảy máu. khi đó, lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và hình thành nên những cơn đau quằn quại.

Ngoài những cơn đau dữ dội, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, sôi bụng, đi đại tiện phân lỏng,…

– Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng cấp tính mà những cơn đau trở nên dữ dội hơn khi có những tác động lên phần ruột. Khi đó, người bệnh phải chịu đựng cảm giác đau thắt quặn từng cơn.

– U nang buồng trứng

Tình trạng đau thắt dạ dày từng cơn có thể là dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng. căn bệnh này có thể khiến không ít người bệnh phải chịu những cơn đau dạ dày thắt từng cơn do khối u vỡ ra và xảy ra hiện tượng tràn dịch.

Theo sự nhận định của chuyên gia, bệnh u nang buồng trứng có thể gây nguy hiểm đến tính trạng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

– Rối loạn vận động túi mật hoặc đường mật

Hiện tượng rối loạn vận động túi mật hoặc đường mật là tình trạng dịch mật không thể đi xuống tá tràng để tiêu hóa thức ăn. điều này có thể khiến gia giảm chức năng hoạt động của dạ dày. từ đó xuất hiện các triệu chứng đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, có cảm giác nôn mửa, điển hình hơn là cơn thắt dạ dày dữ dội ở vùng hạ sườn phải, thậm chí làn ra sau lưng và lên cả vùng bả vai.

– Xuất huyết tiêu hóa

Theo nhận định của các chuyên gia y tế, xuất huyết dạ dày là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét đại tràng,… và tình trạng này cũng chính là biểu hiện cảnh báo cho một bệnh lý nguy hiểm. nếu phát hiện chậm trễ hoặc phương pháp điều trị không phù hợp, máu trong dạ dày có thể chảy ra liên tục và gây nên tình trạng thiếu máu, chóng mặt, hạ huyết áp, sốc, thậm chí Tu vong.

– Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến của đường tiêu hóa. ở giai đoạn khởi phát, căn bệnh này hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. tuy nhiên, theo thời gian, bệnh tình có những bước chuyển biến nhanh hóng khiến người bệnh sụt cân không phanh, cùng với đó là triệu chứng đau dạ dày thắt từng cơn.

=> tạm kết: đau dạ dày quặn từng cơn là triệu chứng điển hình của hàng loạt bệnh lý tiềm ẩn. chính vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có thể xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Khi nào nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa?

Tình trạng đau dạ dày quặn từng cơn thường nhanh chóng thuyên giảm sau khi người bệnh có những phương pháp điều trị hiệu quả cùng với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng đau dạ dày trở nên dữ dội hơn và không có dấu hiệu thuyên giảm. khi đó, người bệnh nên chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám và có những phác đồ điều trị phù hợp.

Người bệnh cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau:

    Cơn đau càng trở nên dữ dội hơn, lan tỏa ra toàn ổ bụng, vai, ngực và cả sau lưng;

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân. Với các biểu hiện và những triệu chứng qua lời kể từ bệnh nhân, bác sĩ có thể đưa ra kết luận sơ bộ về tình trạng bệnh lý rồi từ đó đưa ra những chỉ định khám lâm sàng phù hợp để đưa ra kết luận chính xác nhất như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X – quang, nội soi dạ dày,…

Khi có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp như việc sử dụng Thu*c, chế độ kiêng cữ và một số dặn dò để phòng ngừa cơn đau dạ dày bất ngờ quay trở lại.

Cách xoa dịu chứng đau dạ dày quặn từng đơn ngay tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng Thu*c Tây y theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng có thể xoa dịu cơn đau quặn từng cơn ngay tại nhà bằng một số biện pháp tại nhà như chườm nóng, massage bụng, uống trà thảo mộc hay áp dụng một số bài Thu*c dân gian.

Chườm nóng

Chườm nóng là giải pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn để giúp làm dịu thức thì các cơn đau thắt từng cơn. Khi đói, hơi nóng có khả năng phân tán cơn đau, đồng thời giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Người bệnh có thể đặt một khăn ấm hoặc một chai nước lọc ấm lên vùng bụng và kết hợp với việc chà xát nhẹ nhàng cho đến khi chai nước hoặc khăn nguội hẳn.

Massage bụng

Massage bụng là biện pháp hỗ trợ tích cực cho việc giảm đau dạ dày, đồng thời giúp cho dạ dày được thư giãn, tránh co bóp quá mức. không chỉ vậy, massage bụng còn là phương pháp giúp kích thích hoạt động tiêu hóa của nhu động ruột, giảm sự tích tụ các chất độc hại ở dạ dày và tăng cường hoạt động của dạ dày.

Người bệnh đặt 1 hoặc 2 bàn tay lên bụng và tiến hành xoa nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện đều tay và liên tục từ 10 – 15 phút hoặc thực hiện cho đến khi bụng ấm hơn. Để gia tăng công dụng, người bệnh cũng có thể sử dụng một số tinh dầu được chiết xuất từ lá bạc hà, gừng, sả, lá khuynh diệp,…

Uống trà thảo mộc

Dùng trà thảo mộc thay cho nước trà hằng ngày không chỉ có công dụng hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày thắt từng cơn mà còn hỗ trợ chống viêm và cải thiện đường tiêu hóa. chính vì những lợi ích trên, các đối tượng có vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa nói chung và bệnh đau dạ dày nói riêng nên uống nước trà thảo mộc.

Đa phần, trà thảo mộc được điều chế từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, lành tính, an toàn và hầu như không mang lại những tác dụng phụ ngoài ý muốn. người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng để cải thiện cơn đau dạ dày quặn từng cơn.

Các chuyên gia đã đưa ra một số loại trà thảo mộc mà người bị đau dạ dày nên uống là: trà mật ong, trà gừng, trà rễ cây cam thảo, trà hoa cúc,…

Cách phòng ngừa bị đau dạ dày quặn từng cơn

Để phòng ngừa cơn đau dạ dày quặn từng cơn xảy ra hoặc tái phát trở lại, bạn cần có những chế độ ăn uống khoa học kết hợp với lối sinh hoạt lành mạnh. cụ thể hơn:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Đối với người bị đau dạ dày nói riêng và người mắc phải một số bệnh ở đường tiêu hóa nói chung, chế độ ăn uống khoa học là một trong những phương pháp vừa hỗ trợ điều trị bệnh lý vừa có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch. do đó, các đối tượng bị đau dạ dày quặn từng cơn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cụ thể như sau:

    Tăng cường bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, củ quả tươi được chế biến ở dạng mềm, lỏng và dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực quá lớn cho dạ dày;

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt cũng chính là một yếu tố quan trọng giúp cải thiện chứng đau dạ dày quặn từng cơn cũng như phòng ngừa bệnh tình tái phát trở lại. do đó, ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh cần thực hiện những chế độ sinh hoạt như sau:

    Luôn giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh căn thẳng hay mệt mỏi quá mức. Tốt nhất, nên biết cách cân bằng giữa công việc và đời sống để không làm ảnh hưởng đến tinh thần;

Trên đây là những thông tin về bệnh đau dạ dày quặn từng cơn và một số biện pháp xoa dịu cơn đau hiệu quả. hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc biết chính xác nên và không nên làm gì để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng. mặt khác, nếu tình trạng đau dạ dày càng tăng cao và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Những thông tin hữu ích cho bạn đọc:

    Đau dạ dày là đau ở đâu? Chẩn bệnh qua vị trí đau

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-da-day-quan-tung-con)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY