Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm thế nào?

Tình trạng táo bón sau phẫu thuật xảy ra khá phổ biến. Một trong những cách khắc phục tình trạng này hiệu quả nhiều người đang áp dụng đó chính là điều chỉnh chế đọ ăn

táo bón là một trong những tác dụng phụ phổ biến của phẫu thuật. tình trạng này có thể xảy ra do ảnh hưởng của Thu*c gây mê, Thu*c giảm đau hoặc do ít vận động. việc thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống có thể thể giúp khắc phục được tình trạng táo bón sau phẫu thuật.

Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân thường phải đối mặt với nhiều biến chứng, thường gặp nhất là táo bón. Nó khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc đi cầu, chướng bụng, đầy hơi, giảm nhu động ruột hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị đi cầu ra máu.

Nguyên nhân gây táo bón sau phẫu thuật

Bạn có thể bị táo bón sau phẫu thuật vì nhiều lý do như:

    Ảnh hưởng từ gây mê: Thu*c gây mê khiến các cơ trong đường ruột bị tê liệt và làm thức ăn không thể tiếp tục di chuyển. Điều này có nghĩa là hoạt động tiêu hóa gần như bị ngưng trệ cho đến khi Thu*c gây mê hết tác dụng. Điều này khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Cơ thể thiếu nước: Bệnh nhân thường phải nhịn ăn uống trước lúc phẫu thuật khoảng 8 tiếng. Khi đường ruột bị thiếu chất lỏng, phân sẽ trở nên khô, cứng, khó di cầu.
  • Tác dụng của Thu*c giảm đau: Opioids là một loại Thu*c giảm đau mạnh và thường được dùng sau phẫu thuật để kiểm soát cơn đau. Thu*c có thể gây táo bón bằng cách làm giảm sự di chuyển của thức ăn trong đường ruột và làm giảm cảm giác muốn đi tiêu.
  • Thay đổi chế độ ăn: Chế độ ăn kiêng được thực hiện trước vào sau phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột của bạn, khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Ít vận động: Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi nhiều để phục hồi sức khỏe. Việc thiếu vận động có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.

Bị táo bón sau phẫu thuật phải làm sao?

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa và khắc phục được chứng táo bón sau phẫu thuật. nếu các phương pháp này không đạt hiệu quả thì mới nghĩ đến việc dùng Thu*c.

Các sự lựa chọn trong điều trị táo bón sau phẫu thuật bao gồm:

    Uống nhiều hơn:

Mất nước làm cho táo bón dễ xảy ra hơn. nước giúp bôi trơn đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. bạn có thể uống nước ép trái cây hoặc nước lọc. cố gắng uống đều đặn nhiều lần trong ngày để giữ nước cho đường ruột, tránh bị táo bón sau phẫu thuật.

    Thêm chất xơ vào khẩu phần ăn:

Trung bình một người trưởng thành cần từ 22-34g chất xơ một ngày. Nó giúp thúc đẩy tiêu hóa, tạo khối phân. Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như: Cám, đậu, táo, lê, mận, bí, khoai lang, rau bina. Nếu bạn không thèm ăn nhiều sau khi phẫu thuật, hãy thử một ly sinh tố hoặc nước ép trái cây giúp giảm táo bón, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể nhanh phục hồi.

    Vận động nhiều hơn:

Ngay khi vết mổ đã ổn định và được bác sĩ cho phép, bạn hãy đứng dậy và di chuyển xung quanh càng nhiều càng tốt. Tập thể dục giúp kích thích thức ăn di chuyển nhanh hơn và phát tín hiệu muốn đi cầu.

    Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên:

Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tránh được sự quá tải cho đường ruột, đồng thời kích thích đi tiêu đều đặn.

    Trị táo bón sau phẫu thuật bằng Thu*c: 

Nếu chứng táo bón làm phiền đến bạn, hãy đề nghị bác sĩ kê đơn Thu*c làm mềm phân (colace) hoặc Thu*c metamucil để bổ sung chất xơ giúp nhuận tràng, dễ tiêu hóa hơn.

Thu*c nhuận tràng kích thích sẽ cho hiệu quả tốt hơn đối với những người bị táo bón nặng. ngoài ra, các loại Thu*c đạn hay Thu*c thụt hậu môn nhằm kích thích nhu động ruột co bóp thường xuyên hơn khiến việc đi tiêu được dễ dàng.

Các Thu*c trên đều có thể gây tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách. điều quan trọng là bạn nên tham vấn ý ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp khắc phục táo bón hiệu quả nhất với bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên hay chỉ định thay thế cho bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-tao-bon-sau-phau-thuat)

Tin cùng nội dung

  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. Táo bón tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Táo bón do nhiều nguyên nhân như tràng vị táo nhiệt, cơ thể suy nhược, khí huyết không tốt, khẩu phần ăn ít rau, ít chất xơ, nhu động ruột kém, do viêm đại tràng co thắt, ít vận động,… Bên cạnh việc dùng Thu*c, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, có thể sử dụng một số thực phẩm - vị Thu*c sau đây có tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh táo bón.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Táo bón do thiếu hoạt động và thói quen ăn uống hàng ngày. Có thể làm cho giảm nhu động ruột của trẻ và khiến phân khó ra ngoài hơn là do táo bón.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Táo bón là bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết khô. Những người dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em.
  • Những năm gần đây, tình trạng táo bón trong giới thanh niên, đặc biệt là các chị em nơi công sở đang ngày càng tăng mạnh. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực công việc lớn, tâm lý căng thẳng quá mức, cộng thêm ít vận động, ngồi lâu trong văn phòng…
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY