Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Bà bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối thường có các biểu hiện như đi ngoài ra máu, ngứa hậu môn, đau khi đi cầu. Đừng lo lắng, áp dụng ngay 6 cách sau

không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone, tăng cân quá nhiều hoặc do bị táo bón kéo dài. tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng bởi việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt cho khoa học, kết hợp cùng các giải pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh hạn chế được những ảnh hưởng đến thai kỳ.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguyên nhân do đâu?

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng bởi bệnh trĩ nhiều nhất, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ. búi trĩ hình thành khi các tĩnh mạch nằm trong ống hậu môn trực tràng bị đè nén liên tục. áp lực này sẽ khiến các lớp đệm nâng đỡ tĩnh mạch bị suy giãn và đến một ngày nào đó nó sẽ phình to, nằm bít ngang hậu môn hoặc sa ra ngoài.

Cũng như nhiều đối tượng khác, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có thể mắc các loại trĩ như bệnh trĩ ngoại, trĩ nội hay trĩ hỗn hợp. các nguyên nhân khiến chị em bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối bao gồm:

– Rối loạn nội tiết:

Khi mang thai 3 tháng cuối, nội tiết tố progesterone tăng cao khiến các tĩnh mạch bị suy yếu và co giãn bất thường. chúng rất dễ bị sưng phình khi có lực tác động, chẳng hạn như rặn mạnh khi đi cầu hoặc ngồi lâu…

– Do táo bón:

Sự gia tăng của hormone progesterone cũng đồng thời khiến cho hoạt động của nhu động ruột trở nên trì chệ. Thức ăn khi vào trong đường ruột sẽ di chuyển một cách chậm chạp và lâu được tiêu hóa. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều bà bầu bị táo bón ngay từ khi mới mang thai.

Tình trạng táo bón thường có khuynh hướng kéo dài cho đến hết thai kỳ và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. mỗi khi đi ngoài, bà bầu đều phải cố gắng rặn mạnh làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn. đây chính là mầm mống phát triển bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: 

Với mong muốn thai nhi được khỏe mạnh và có sự phát triển tốt nhất, đa số các mẹ đều cố gắng tẩm bổ bằng các thức ăn giàu chất đạm khó tiêu hóa. trong khi đó lượng chất xơ cũng như nước bổ sung lại không tương xứng vô tình khiến chị em mắc chứng táo bón triền miên. bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là một hậu quả tất yếu.

– Do áp lực từ tử cung và thai nhi:

Trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và có sự gia tăng mạnh về cân nặng. Lúc này, tử cung cũng phải nới rộng hết cỡ đảm bảo đủ không gian sống cho em bé trong bụng. Tất cả những yếu tố này cộng hưởng tạo ra sức ép rất lớn lên vùng chậu và khiến cho các tĩnh mạch ở hậu môn ngày càng phình to.

– Bổ sung nhiều sắt và canxi:

Sắt và canxi là những khoáng chất quan trọng được khuyến khích bổ sung trong thai kỳ. Mặc dù có lợi nhưng việc tùy tiện uống Thu*c bổ bừa bãi mà không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể khiến bà bầu gặp tác dụng phụ. Thường gặp nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón. Từ đây bệnh trĩ cũng có cơ hội phát triển.

– Có tiền sử bị trĩ trước đây:

Nếu một người phụ nữ từng bị trĩ trước khi mang thai, bệnh của họ sẽ có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn trong thai kỳ, đặc biệt là ở 3 tháng cuối.

Một số yếu tố làm tăng nguy bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối:

    Ít vận động

Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Phụ nữ mang thai bị trĩ thường có các biểu hiện như sau:

    Đi ngoài ra máu: Lúc mới bị trĩ, lượng máu khá ít và chỉ đủ dính vào khăn giấy. Càng ngày, số lần đi ngoài ra máu cũng như lượng máu mất tỷ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Máu có thể phun bắn ra tia hoặc nhỏ giọt.
    Búi trĩ sa ra cửa hậu môn: Các trường hợp bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối ở giai đoạn nặng có thể bắt đầu thấy búi trĩ sa ra cửa hậu môn. Búi trĩ có bề mặt nhẵn bóng, mềm giống như cục thịt thừa. Nó thường xuất hiện sau khi đi đại tiện, có thể tự co lên hoặc phải dùng tay đẩy mới thu lại vào trong hậu môn. Một số trường hợp búi trĩ nằm hẳn ngoài cửa hậu môn không thể thu vào được.
  • Ngứa và ẩm ướt hậu môn: Sự xuất hiện của búi trĩ có thể khiến chất thải bị ứ đọng lại khiến cho hậu môn bị kích ứng và ngứa ngáy. Ngoài ra, khi sưng to búi trĩ còn tiết dịch tạo cảm giác ẩm ướt ở đáy quần lót và càng làm tăng cơn ngứa.
  • Khó khăn, đau đớn khi đi vệ sinh: Búi trĩ sưng to nằm chắn ngay đường đi của phân sẽ khiến bà bầu gặp khó khăn khi đi ngoài, phải rặn mạnh để đẩy phân đi qua. Sự ma sát giữa phân với búi trĩ có thể khiến bà bầu đau đớn khó chịu.
  • Có cảm giác đi ngoài không hết phân: Búi trĩ làm cản trở hoạt động thải phân ra ngoài nên nếu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, bà bầu sẽ có cảm giác vẫn còn sót phân sau mỗi lần đi đại tiện.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng gây ra một số ảnh hưởng nhất định cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối, nhất là các trường hợp bị trĩ nặng.

Khi mắc căn bệnh này, tình trạng ngứa ngáy, đau rát hậu môn sẽ xảy ra thường xuyên khiến mẹ bầu khó tránh khỏi cảm giác lo lắng, khó chịu, tinh thần không được thoải mái.

Đặc biệt, nếu bệnh trĩ gây đi ngoài ra máu kéo dài, chị em có nguy cơ bị thiếu máu rất cao. Từ đó gây ra các triệu chứng khác như mệt mỏi, choáng váng và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thai kỳ.

Bên cạnh đó, nếu không được kiểm soát tốt, bệnh trĩ cũng có thể gây ra một số biến chứng cho mẹ bầu như:

    Nứt kẽ hậu môn

Phụ nữ mang thai bị trĩ 3 tháng cuối có sinh thường được không?

Đây hẳn là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu băn khoăn. việc bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải sinh mổ hay sinh thường còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể của mẹ.

    Trường hợp bị trĩ cấp độ 1&2: Lúc này bệnh trĩ vẫn còn nhẹ và chưa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu sức khỏe của mẹ tốt và thai nhi không có vấn đề thì có thể sinh thường được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dưới áp lực của việc rặn đẻ khi sinh thường, tĩnh mạch hậu môn vốn đang bị suy yếu có thể sưng phồng đẩy búi trĩ thò ra ngoài khiến chị em bị đau âm ỉ kéo dài sau sinh.
  • Trường hợp bị trĩ độ 3&4: Đây là các cấp độ nặng của bệnh trĩ. Búi trĩ có thể sa ra ngoài và không trở lại hậu môn được nữa. Nếu bà bầu sinh thường thì sẽ mất nhiều sức khi rặn. Đồng thời, áp lực rặn đẻ cũng khiến búi trĩ sưng to gây chảy máu nhiều hơn. Điều này có thể khiến chị em có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như thiếu máu, thuyên tắc trĩ.

Để đưa ra được quyết định đúng đắn về việc sinh thường hay sinh mổ, trước thời điểm dự sinh chị em có thể tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa . Cần tìm hiểu kỹ mặt lợi hại của hai phương pháp sinh và những tác động từ việc sinh đẻ tới bệnh trĩ, đồng thời căn cứ vào sức khỏe tổng thể của bản thân để đưa ra được sự lựa chọn an toàn nhất.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối phải làm sao?

Giai đoạn mang thai 3 tháng cuối là thời điểm hết sức nhạy cảm. việc lựa chọn phương pháp điều trị cần phải thận trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. lúc này, việc phẫu thuật cắt trĩ hiếm khi được chỉ định. bà bầu được khuyến khích nên thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và áp dụng các mẹo dân gian để khắc phục bệnh trĩ một cách tự nhiên.

Dưới đây là một số cách phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể thực hiện để kiểm soát tốt bệnh.

1. Tắm với nước ấm

Ngâm mình trong bồn nước ấm là giải pháp đơn giản giúp mẹ bầu có thể xoa dịu cảm giác khó chịu do bệnh trĩ mang lại. Thêm vào đó, nước ấm còn thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể, giải phóng áp lực cho các tĩnh mạch trĩ ở hậu môn trực tràng, qua đó ngăn chặn không cho búi trĩ tiếp tục sưng to hơn.

2. Chườm lạnh giảm sưng đau cho mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn sẽ khiến các mẹ đau đớn, khó chịu. Hãy lấy một bọc đá lạnh chườm trực tiếp vào hậu môn khoảng 10 phút, cảm giác đau sẽ được làm dịu hẳn. Đá lạnh cũng có tác dụng đóng băng các tế bào, làm búi trĩ bớt sưng. Lặp lại mẹo này vài lần trong ngày nếu sau đó mẹ vẫn còn cảm thấy đau.

3. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục chính là chìa khóa có một sức khỏe tốt và giúp cơ thể chống lại bệnh tật, điều này đúng đối với mọi đối tượng, kể cả bà bầu.

Trong 3 tháng cuối, bụng phát triển khá to và cân nặng cũng tăng mạnh khiến mẹ có cảm giác nặng nề, tuy nhiên hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, nhất là khi mẹ đang bị bệnh trĩ. hoạt động thể chất ở mức hợp lý không chỉ giúp mẹ dễ dàng sinh nở mà còn giúp giảm stress, kích thích tiêu hóa, ngừa táo bón, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu, góp phần kiểm soát tốt bệnh trĩ.

Phụ nữ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể lựa chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như:

    Đi bộ

Điều quan trọng là mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được kế hoạch luyện tập phù hợp, an toàn. Tránh các hoạt động thể chất có cường độ mạnh hoặc tập luyện quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thậm chí sinh non.

4. Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối bằng rau diếp cá

Rau diếp cá giàu Quercetin và Isoquercetin – những chất đã được chứng minh về khả năng làm bền thành mạch, kháng viêm, giảm đau. Chính vì vậy, thực phẩm này đã trở thành cứu cánh cho nhiều bà bầu bị trĩ.

Để điều trị bệnh, các mẹ chỉ cần nấu nước lá diếp cá đem xông hậu môn mỗi ngày 1 lần . Chờ cho đến khi nước nguội thì láy bã lá đắp vào hậu môn khoảng 10 phút nữa giúp giúp giảm ngứa, thu nhỏ búi trĩ.

5. Sử dụng tinh dầu

Sử dụng tinh dầu cũng là mẹo trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối an toàn cho bà bầu. sở hữu đặc tính kháng viêm tự nhiên, các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu ô liu có thể giúp giảm sưng đau ở hậu môn, loại bỏ các cơn ngứa ngáy khó chịu cho mẹ.

Mẹ hãy lấy tinh dầu bôi trực tiếp ngay cửa hậu môn. Để khoảng 20 phút say mới được rửa lại. Duy trì bôi tinh dầu 2 – 3 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả rõ ràng.

6. Điều trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối bằng Thu*c kê đơn

Bà bầu chỉ nên sử dụng Thu*c trong các trường hợp bất khả kháng khí búi trĩ sưng đau nặng và đã áp dụng các biện pháp tự nhiên nhưng không có hiệu quả. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại Thu*c điều trị tại chỗ được phép sử dụng trong thai kỳ để giảm nhẹ triệu chứng cho mẹ và ngăn chặn không để bệnh trĩ tiếp tục phát triển nặng hơn. Chẳng hạn như Hemorrhostop, Rectostop hay Titanoreine…

Để giảm thiểu rủi ro khi sử dụng Thu*c tây, mẹ bầu chú ý chỉ nên sử dụng loại Thu*c được bác sĩ chỉ định và tuân thủ đúng liều lượng, thời gian dùng Thu*c được hướng dẫn trong đơn.

Chế độ ăn uống sinh hoạt giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Duy trì một lối sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. dưới đây là chế độ ăn uống sinh hoạt có lợi cho bà bầu bị trĩ:

    Uống nhiều nước, mỗi ngày tối thiểu 2 lít. Nước giúp duy trì lượng ối cho bà bầu, đồng thời góp phần tích cực trong việc chống táo bón, làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối là điều không ai muốn. tuy nhiên mẹ bầu cũng không nên quá loa lắng khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. ngay khi có dấu hiệu bị trĩ, hãy tới bệnh viện gặp bác sĩ để được tư vấn lựa chọn một phương pháp điều trị an toàn, phù hợp.

Bạn nên tham khảo thêm

    Top 5 loại trái cây tốt cho người bị bệnh trĩ nên ăn
  • Bất ngờ với công dụng chữa bệnh trĩ của vừng đen

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-tri-khi-mang-thai-3-thang-cuoi)

Tin cùng nội dung

  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY