Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì để bệnh mau lành?

Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tham khảo bài viết để dễ dàng trong việc thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý.

tình trạng viêm loét đại tràng ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống của người bệnh. do đó, cần thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh gây tổn thương lên đại tràng, đồng thời hỗ trợ các biện pháp điều trị chuyên sâu.

Bị viêm loét đại tràng nên ăn gì ?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng viêm loét ở đại tràng. vì đây là cơ quan chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn. các chuyên gia luôn khuyến khích bệnh nhân duy trì chế độ ăn hợp lý để hỗ trợ các phương pháp điều trị chuyên sâu.

đại tràng đã bị tổn thương và loét nên bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng. người bệnh cần thực hiện ăn uống theo nguyên tắc sau:

    Chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực lên đại tràng, mỗi bữa ăn nên cách nhau 3 – 4 giờ.

Dưới đây là 11 loại thực phẩm người bị viêm loét đại tràng nên bổ sung.

1. Sữa chua

Sữa chua và có chế phẩm từ sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi (được gọi là men vi sinh). Các men vi sinh này có khả năng cải thiện hệ miễn dịch cho đường ruột.

Khi hệ miễn dịch ở đường ruột được tăng cường, các vi khuẩn có hại sẽ không có môi trường để phát triển và bùng phát. Dần dần chúng sẽ bị tiêu diệt và thải trừ ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cần sử dụng một lượng sữa chua vừa đủ. Ăn quá nhiều sữa chua có thể gây xót ruột và khó chịu. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng sữa chua có đường. Thay vào đó, nên thay thế bằng mật ong hoặc trộn đều sữa chua và trái cây để tạo vị ngọt tự nhiên.

2. Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và dễ hấp thu. Nếu bạn bị viêm đại tràng, việc sử dụng các loại thịt có thể gây ra tình trạng khó tiêu và đầy hơi. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên sử dụng trứng để thay thế.

3. Quả bơ

Bơ là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa và các axit amin cho cơ thể. Chất béo trong bơ không chỉ cung cấp nguồn năng lượng lành mạnh mà còn giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, bơ là loại trái cây mềm và dễ tiêu hóa. bệnh nhân viêm đại tràng có thể yên tâm bổ sung mà không lo sợ gây ra kích ứng ở vị trí viêm loét. bạn có thể dùng bơ trực tiếp hoặc chế biến sinh tố bơ, salad và các món ăn khác.

4. Bí đỏ

Bí đỏ là thực phẩm chứa nhiều thành phần tốt cho người bị viêm loét đại tràng. loại bí này có nhiều chất xơ, khoáng chất và các thành phần chống oxy hóa (beta carotene và vitamin c). khoáng chất và chất xơ trong bí giúp hệ tiêu hóa dễ dàng chuyển hóa thức ăn. ngoài ra, các thành phần chống oxy hóa có khả năng phục hồi những tổn thương ở đại tràng.

Tuy nhiên, cần nấu nhừ bí để cơ thể dễ hấp thu và không gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Bạn có hầm bí với tôm, thịt,… để cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng cần thiết.

5. Cá hồi

Cá hồi không chỉ chứa nhiều đạm mà thực phẩm này còn chứa hàm lượng Omega 3 cao. Omega 3 là axit béo không bão hòa, có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm và phục hồi vết thương.

Khi thu nạp cá hồi, hàm lượng omega 3 sẽ làm dịu và thúc đẩy tế bào ở niêm mạc đại tràng phục hồi. ngoài ra, cá hồi còn cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào.

6. Các loại hạt

Hạnh nhân, óc chó, hạt bí,… có chứa nhiều axit amin và các chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, các loại hạt này thường khá cứng và khô, bạn có thể dùng sữa hạt thay vì ăn trực tiếp để giảm kích thích lên đại tràng.

7. Sốt táo

Sốt táo là thực phẩm cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của người bị viêm loét đại tràng. so với loại trái cây khác, táo có nhiều vitamin, khoáng chất và axit amin vượt trội.

Với những thành phần trên, loại quả này có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của đường ruột và ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây loét.

8. Dầu ô liu

Dầu ô liu có chứa axit linoleic hay còn gọi là Omega 6. Bên cạnh Omega 3, Omega 6 cũng thành phần cần thiết cho cơ thể. Khi bổ sung đầy đủ hai thành phần này, hệ miễn dịch trong đường ruột sẽ trở nên ổn định.

Ngoài ra, omega 6 còn có khả năng kháng khuẩn, ức chế sự bùng phát của vi khuẩn trong đường ruột. tuy nhiên bạn nên cân bằng giữa hai axit béo này. tình trạng chênh lệch axit béo có thể khiến hiện tượng viêm loét trở nên nặng nề hơn.

9. Cháo yến mạch

Khi viêm loét đại tràng bùng phát, bạn nên sử dụng những món ăn lỏng và mềm như cháo. cháo yến mạch không chỉ cung cấp tinh bột cho cơ thể mà còn rất dễ tiêu hóa, không gây tình trạng đầy hơi, khó tiêu.

Khi nấu cháo yến mạch, bạn nên hạn chế nêm quá nhiều gia vị, chỉ thêm một ít muối để dễ ăn. Ăn quá mặn có thể khiến vùng loét bị kích thích và đau rát.

10. Chuối

Chuối là loại quả mềm và dễ tiêu hóa, rất thích hợp với những người bị viêm loét đại tràng. ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều kali, kẽm, magie, vitamin a, c,… giúp ổn định đường ruột, giảm khả năng bùng phát của vi khuẩn có hại.

Bên cạnh đó, chuối cũng là loại quả chứa nhiều năng lượng. Nếu bạn khó khăn khi thu nạp tinh bột, bạn có thể sử dụng chuối để thay thế.

11. Nghệ

Nghệ là một loại gia vị quen thuộc, thường được dùng phổ biến ở các quốc gia Châu Á. Ngoài việc sử dụng trong chế biến món ăn, nghệ còn được xem là thảo dược thiên nhiên có khả năng cải thiện các vấn đề sức khỏe thường gặp.

Nghệ có chứa beta-carotene là tiền thân của vitamin a. vitamin này có tác dụng kích thích tế bào tăng trưởng, giúp vùng đại tràng bị viêm, loét nhanh lành hơn. bên cạnh đó, nghệ còn chứa hoạt chất curcumin – một chất chống oxy hóa mạnh. thành phần này có khả năng ức chế vi khuẩn và khôi phục những tế bào bị tổn thương.

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm lành mạnh, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn như thịt nguội, trái cây khô, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, đồ uống có gas, cà phê, bia rượu,…

trong trường hợp tình trạng viêm loét đại tràng quá nặng, bạn nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách thiết lập chế độ ăn thích hợp. thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn của nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-loet-dai-trang-nen-an-gi)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Loét dạ dày tá tràng là một bệnh rất thường gặp ở khắp nơi trên thế giới nhất là ở các nước phát triển.
  • Chứng nóng thượng vị và viêm loét hang vị phù nề có liên quan đến nhau không và có cách nào để trị dứt chứng nóng thượng vị không?
  • Mangyte cho em hỏi, Em bị polyp trực tràng đã cắt hơn 1 tháng rồi, hiện em vẫn còn cảm giác đi cầu chưa hết nên được 1 BS quen khuyên nội soi lại xem có sót không. Em muốn soi luôn đại tràng cho chắc (em có ông nội đã từng bị polyp và ung thư đại tràng). Nay em muốn hỏi Mangyte nên soi ở đâu ngoài Hòa Hảo Medic, vì giá tới 2 triệu (dùng Thu*c)? BV Bình Dân và BV Đại học Y Dược ở đâu soi và điều trị tốt hơn, giá hiện nay ra sao? Em có BHYT và rất hạn chế về tài chính. Em cảm ơn BS!
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Em năm nay 25 tuổi, sau khi ăn bất cứ thứ gì em đều bị đi cầu, có khi kèm theo máu tươi nhỏ giọt hoặc dính theo phân. Vậy em có bị ung thư đại tràng không? Em nghe nói muốn kiểm tra thì phải nội soi đại tràng phải không ạ? Em sợ nội soi lắm. Mangyte biết nơi nào nội soi đại tràng có gây mê không, chỉ cho em với. Và em cần chuẩn bị gì trước khi nọi soi, chi phí như vậy là bao nhiêu ạ? (Nhật Huy - Q.8, TPHCM)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY