Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bộ Y tế chuẩn bị ra sao về xét nghiệm, điều trị tại 19 tỉnh, thành phía Nam khi giãn cách xã hội?

MangYTe - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho hay ngành Y tế đã chỉ đạo các địa phương chuẩn bị kịch bản các biện pháp phòng chống dịch khi triển khai Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Như tin đã đưa, tại công văn hoả tốc số 969 ngày 17/7, thủ tướng phạm minh chính chỉ đạo đồng ý áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, thành theo chỉ thị 16/ct-ttg đối với 19 tỉnh, thành phố. 

Các địa phương gồm: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai (đã thực hiện), bổ sung TP Cần Thơ và các tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

Thời gian thực hiện giãn cách xã hội là 14 ngày. thời điểm bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đối với các tỉnh, thành phố bổ sung nêu trên do chủ tịch ubnd cấp tỉnh quyết định, nhưng không muộn hơn 0 giờ 00 phút ngày 19/7.

Tại công văn 969 này, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chỉ đạo, phân công của Thủ tướng, chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị 16, chú ý bảo đảm nguồn vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế, nhất là đội ngũ y, bác sỹ, cán bộ, nhân viên y tế. 

Tối 17/7, trả lời câu hỏi về việc bộ y tế đã có những chuẩn bị như thế nào cho tăng cường xét nghiệm và điều trị covid-19 tại 19 tỉnh, thành phía nam trong thời gian giãn cách theo chỉ thị 16, bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long cho hay ngành y tế đã đưa ra những chỉ đạo cho kịch bản thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khi triển khai chỉ thị 16 của thủ tướng.

Trong chỉ đạo này, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh đặc biệt về vấn đề xét nghiệm. "Chúng tôi đã yêu cầu các địa phương tăng công suất xét nghiệm; thay đổi chiến lược trong xét nghiệm" – Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo đó, sử dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh để tầm soát, phát hiện ca nhiễm covid-19 ở cộng đồng, nhằm bóc tách ngay ra khỏi cộng đồng, giảm lây nhiễm trong cộng đồng.

Bộ Y tế đã yêu cầu các địa phương tăng công suất xét nghiệm; thay đổi chiến lược trong xét nghiệm. Ảnh minh hoạ

Trong ngày 17/7, Bộ Y tế đã thành lập Kho dã chiến trang thiết bị, vật tư tiêu hao tại TP HCM; giao Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP HCM có nhiệm vụ cấp phát trang thiết bị cho TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam thực hiện giãn cách.

Riêng về máy thở, Bộ Y tế yêu cầu điều phối 2.000 máy thở kể cả máy thở chức năng cao và các máy thở thông thường; đảm bảo đầy đủ trang thiết bị về phòng chống dịch.

Cùng đó, Bộ Y tế hiện nay đang tích cực huy động tất cả nguồn lực, vận động các nhà tài trợ đảm bảo trang thiết bị phòng chống dịch khu vực này. 

Cùng với sự chuẩn bị của các địa phương thực hiện phương châm "4 tại chỗ" trong thời gian qua, Bộ trưởng khẳng định: "Chúng tôi tin rằng sẽ đảm bảo đầy đủ trang thiết bị cho phòng chống dịch trong thời gian tới cho khu vực này và cả trên toàn quốc".

T.Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/bo-y-te-chuan-bi-ra-sao-ve-xet-nghiem-dieu-tri-tai-19-tinh-thanh-phia-nam-khi-gian-cach-xa-hoi-20210717200748992.htm)

Tin cùng nội dung

  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY