Ảnh minh họa |
Bao gồm các biện pháp sau đây: vệ sinh tay theo 5 thời điểm vệ sinh tay và theo kỹ thuật vệ sinh tay 6 bước. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân phù hợp tùy theo tình huống như khi xử lý máu, dịch tiết, chất tiết hay khi dự kiến sẽ tiếp xúc với máu, dịch tiết, chất tiết; thực hiện quy tắc vệ sinh hô hấp khi ho, hắt hơi; thực hiện dự phòng tổn thương do vật sắc nhọn trong khi chăm sóc người bệnh; xử lý dụng cụ chăm sóc người bệnh tái sử dụng đúng quy trình; thu gom, vận chuyển, xử lý đồ vải bẩn, an toàn; vệ sinh môi trường chăm sóc người bệnh; xử lý chất thải đúng quy định.
Sắp xếp người bệnh an toàn, cụ thể xếp người bệnh nhiễm Covid-19 có tình trạng nặng vào phòng cấp cứu khu cách ly hoặc phòng cách ly có đầy đủ phương tiện cấp cứu riêng biệt; xếp người bệnh không có biểu hiện nặng vào buồng riêng hoặc có thể sắp xếp theo nhóm cùng bệnh chung buồng; không xếp người có xét nghiệm Covid-19 (+) với người nghi ngờ nhiễm Covid-19.
Phòng ngừa lây truyền qua đường tiếp xúc: Cho bệnh nhân nằm buồng riêng. Nếu không có buồng riêng, xếp người bệnh ở cùng với người bệnh nhiễm cùng tác nhân gây bệnh.
Mang găng tay sạch khi vào phòng cách ly. Trong quá trình chăm sóc người bệnh cần thay găng sau khi tiếp xúc với vật dụng có khả năng chứa nồng độ vi rút, vi khuẩn cao (phân, dịch dẫn lưu, dịch tiết…).
Mang áo choàng và bao giày sạch khi vào phòng người bệnh và cởi ra trước khi ra khỏi phòng đệm. Sau khi đã cởi áo choàng và bao giầy, phải chú ý không được để áo quần chạm vào bề mặt môi trường hay những vật dụng khác.
Tháo găng, áo choàng trước khi ra khỏi phòng và vệ sinh tay ngay bằng dung dịch khử khuẩn. Sau khi đã tháo găng và vệ sinh tay, không được sờ vào bất cứ bề mặt môi trường hay vật dụng nào trong phòng đệm.
Hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh. Cố gắng sử dụng các kỹ thuật tại giường (Xquang, siêu âm…), nếu cần phải vận chuyển thì phải thông báo nơi chuyển đến, trước khi chuyển, cho người bệnh mang khẩu trang y tế trong quá trình vận chuyển, trong trường hợp có tổn thương da phải che phủ tránh phát tán nguồn nhiễm, sử dụng các lối vận chuyển riêng được xác định trước để giảm thiểu phơi nhiễm cho nhân viên y tế, người bệnh khác và người khác.
Dụng cụ, thiết bị chăm sóc người bệnh nên sử dụng một lần cho từng người bệnh riêng biệt. Nếu không thể, cần làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh khác.
Phòng ngừa lây truyền qua đường giọt bắn: Cho người bệnh nằm phòng riêng. Trong trường hợp không có phòng riêng thì để người bệnh ở cùng với người bệnh nhiễm cùng tác nhân gây bệnh. Có thể xếp chung với người bệnh khác nhưng phải giữ khoảng cách xa tối thiểu trên 2m.
Mang khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt hoặc mạng che mặt, nhất là với những thao tác cần tiếp xúc gần với người bệnh.
Hạn chế tối đa việc vận chuyển người bệnh, nếu cần phải vận chuyển thì phải cho người bệnh mang khẩu trang y tế, sử dụng lối đi riêng để vận chuyển người bệnh nhằm tránh lây nhiễm cho nhân viên y tế, người bệnh khác và người khác.
Phòng ngừa lây truyền qua đường không khí: Khi thực hiện các thủ thuật có tạo khí dung trên người bệnh nhân nhiễm Covid-19 cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí. Việc xử lý không khí và thông khí phòng bệnh là cần thiết để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh.
Những biện pháp phòng ngừa qua đường không khí bao gồm: Để người bệnh nằm phòng riêng. Trong trường hợp không thể bố trí riêng cần xếp người bệnh cùng nhóm đã xác định nhiễm hoặc nhóm nghi ngờ nhiễm chung phòng.
Đảm bảo thông khí an toàn: thông khí tự nhiên, thông khí cơ học hoặc phối hợp nhưng lưu lượng không khí trao đổi tối thiểu phải đạt ≥ luồng khí/giờ. Có thể dùng hệ thống hút khí ra ngoài (thấp bên dưới, cách nền nhà 10-15cm) ra khu vực không có người qua lại và tránh cho không khí đã ô nhiễm tái lưu thông. Bất kỳ người nào vào phòng cách ly phải mang khẩu trang có hiệu lực lọc cao (VD: khẩu trang N95).
Hạn chế vận chuyển người bệnh, chỉ vận chuyển trong những trường hợp hết sức cần thiết. Mang khẩu trang y tế cho người bệnh khi ra khỏi phòng.
Tiến hành thủ thuật trong phòng đơn với cửa ra vào phải đóng kín, thông khí an toàn và cách xa những người bệnh khác.
Lựa chọn dụng cụ và phương pháp hút đờm kín cho người bệnh có thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định hút đờm.
Tất cả các bệnh nhân hoặc nhân viên y tế khi có triệu chứng đường hô hấp cần phải áp dụng nguyên tắc vệ sinh hô hấp, bao gồm: che miệng mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng chất thải. Trong trường hợp không có khăn giấy có thể ho vào mặt trên của khuỷu tay, KHÔNG dùng bàn tay che miệng khi ho. Yêu cầu người bệnh có triệu chứng ho, hắt hơi mang khẩu trang y tế khi tiếp xúc gần (<2m), hoặc nhân viên y tế khi khám người bệnh có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 qua đường giọt bắn. Rửa tay sau khi tiếp xúc với chất tiết. Đứng hay ngồi cách xa người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 ít nhất 2m. Nên treo poster hướng dẫn vệ sinh hô hấp ở những nơi dễ quan sát như khu vực khám bệnh, cách ly.
Môi trường bề mặt sàn nhà, tường, hành lang cần được làm sạch và khử khuẩn bằng hóa chất khử khuẩn phù hợp và được cấp phép.
Đảm bảo thông khí thích hợp giữa các khu vực tiếp nhận người bệnh, hàng lang, phòng chờ, khu vực buồng bệnh.
Phương tiện, máy móc, giường tủ vệ sinh và khử khuẩn hàng ngày, ít nhất ngày 2 lần và khi cần (giữa 2 người bệnh, khi người bệnh Tu vong, chuyển hoặc ra viện) bằng hóa chất khử khuẩn phù hợp.
Nhân viên y tế khi chăm sóc người nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19, trong giai đoạn đang theo dõi hạn chế tiếp xúc với người thân, cộng đồng đến khi hết thời gian nguy cơ, hạn chế phát tán và lây lan trong bệnh viện cũng như cộng đồng.
Cơ sở khám chữa bệnh cần bố trí một kíp nhân viên y tế riêng chăm sóc người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 và trong quá trình chăm sóc, kíp nhân viên y tế này không tham gia chăm sóc những người bệnh khác.
Tuyên truyền cho người dân hạn chế đến những khu vực đang có dịch. Người đã đến những khu vực đó hoặc người có tiếp xúc gần với người đã được khẳng định nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm Covid-19 cần tự cách ly, theo dõi sát thân nhiệt trong vòng 14 ngày. Phải đến bệnh viện ngay khi có sốt hoặc có các triệu chứng về hô hấp.
Văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế lưu ý phải kết hợp đồng thời nhiều biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, bao gồm cả tổ chức quy trình sàng lọc, cách ly, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải, sử dụng đúng quy trình mặc và cởi phương tiện phòng hộ cá nhân; kiểm soát lây nhiễm trong vận chuyển, giải phẫu và xử lý tử thi, kiểm soát lây nhiễm tại phòng xét nghiệm.
Khuyến cáo phòng Covid-19 với người làm việc và hành khách đi chợ, siêu thị | |
Hà Nội họp khẩn nhằm chủ động các tình huống phòng Covid-19 từ Hàn Quốc | |
Hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong cơ sở giáo dục | |
Chưa có lao động Việt Nam ở Hàn Quốc bị nhiễm Covid-19 | |
Khuyến cáo phòng, chống dịch Covid-19 cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng | |
Hướng dẫn cách ly phòng Covid-19 với người dân đến từ vùng đang có dịch |