Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Cách chăm sóc răng giả

Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn có được hàm răng giả sạch, bền; đồng thời chống lại nguy cơ bị viêm nhiễm.
Ảnh minh họa - Nếu bạn đang sử dụng răng giả dưới dạng tháo lắp, nên tháo răng ra, chà rửa thật cẩn thận sau mỗi bữa ăn (khi chải tránh mặt trong của hàm, chỗ tiếp xúc với lợi và vòm miệng), sau đó xả lại bằng nước sạch. Nên chải răng giả bằng xà phòng loại nhẹ mùi.

- Đặt ly nước trên đầu giường và ngâm hàm răng giả mỗi tối qua đêm để răng không bị khô và nhiễm khuẩn.

- Dùng Thu*c làm trắng men, chải hàm răng ít nhất một lần mỗi ngày.

- Dùng bàn chải mềm chải lưỡi và lợi để giữ vệ sinh cho miệng không có mùi hôi, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

- Súc miệng bằng nước muối sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.

- Khi tháo hàm răng ra, phải để ở một nơi nhất định để tránh mất hoặc đánh rơi vì có thể răng giả sẽ bị rạn nứt hoặc gãy vỡ.

- Răng giả làm bạn cảm nhận độ nóng, lạnh kém hơn bình thường. Vì vậy, trước khi ăn, uống phải kiểm tra kỹ độ nóng của thức ăn, đồ uống để tránh bị bỏng.

- Việc chọn thực phẩm cũng ảnh hưởng đến hàm răng giả của bạn. Trái cây và rau quả là những thực phẩm tốt cho răng. Hạn chế các thức ăn ngọt, giàu carbohydrate, tinh bột. Những thực phẩm này dễ làm tăng bựa răng, làm thủng men răng và gây sâu răng. Ngoài ra, thức ăn có nhiều chất dính (kẹo dẻo, một số loại khoai...) cũng khiến cho việc vệ sinh răng gặp khó khăn.

- Nên thay mới hàm răng giả sau khi đã sử dụng một thời gian nhất định. 

Theo Hạ Yên - Thanh Niên

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/cach-cham-soc-rang-gia-n15764.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO)thì người lớn và trẻ em cần phải cắt giảm lượng đường tiêu thụ càng nhiều càng tốt, giảm phân nửa ở bắc Mỹ và Tây Âu, thậm chí nhiều hơn ở những khu vực khác để giảm nguy cơ béo phì và sâu răng.
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Khi bị mất răng, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi ăn nhiều loại thực phẩm hoặc phát âm không rõ ràng. Thậm chí, bạn có thể mất tự tin khi cười ở nơi công cộng. Hàm răng giả có thể giúp phục hồi các chức năng đó, ví dụ như ăn nhai, phát âm, và giúp mang lại cho bạn nụ cười đầy tự tin.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY