Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Cảm giác sau khi nội soi đại tràng cách chăm sóc

Sau khi nội soi đại tràng người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt, nhất là chú trọng đến chế độ ăn uống để hạn chế phát sinh các triệu chứng bất thường...

sau khi nội soi đại tràng, người bệnh có thể sẽ gặp phải nhiều triệu chứng bất thường gây cảm giác khó chịu. lúc này cần biết cách chăm sóc tốt để cơ thể nhanh hồi phục, tránh những biến chứng nghiêm trọng phát sinh.

Các triệu chứng có thể gặp sau nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là một kỹ thuật thường được áp dụng để phục vụ việc chẩn đoán các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa. với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng 1 ống soi mềm gắn camera có kích thước bằng đầu ngón tay để đưa vào đại tràng từ hậu môn để khảo sát trực tiếp.

Dựa vào hình ảnh trên máy soi, bác sĩ sẽ quan sát được tất cả những bất thường xảy ra bên trong đại tràng. Từ đó có thể đưa ra chẩn đoán xác định cùng phương pháp điều trị phù hợp.

Các chuyên gia đánh giá, nội soi trực tràng là một thủ thuật khá an toàn và gần như không phát sinh những biến chứng nghiêm trọng sau đó. tuy nhiên, sau khi nội soi đại tràng, người bệnh vẫn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu.

Dưới đây là một số triệu chứng có thể phát sinh sau khi thực hiện nội soi đại tràng:

1. Cảm giác đầy bụng

Đây là một trong những triệu chứng mà đa phần những người vừa trải qua quá trình nội soi đại tràng đều gặp phải. nguyên nhân thường là do bác sĩ bơm hơi vào trong ruột để có thể thấy rõ vị trí cũng như mức độ tổn thương.

Tuy nhiên người bệnh không nên quá lo lắng khi gặp phải cảm giác này. bởi nó có thể nhanh chóng biến mất chỉ sau vài ba lần xì hơi.

2. Đau tức nhẹ vùng bụng

Việc đưa thiết bị nội soi vào đại tràng và di chuyển nó ở trong cơ quan này cũng có thể gây tác động. niêm mạc đại tràng bị kích thích thường sẽ gây cảm giác đau nhẹ và khó chịu một thời gian ngắn sau đó.

Tình trạng đau tức và khó chịu vùng bụng thường kích hoạt ở vị trí bụng dưới. cũng giống như cảm giác đầy bụng, tình trạng này có xu hướng biến mất nhanh, thường chỉ sau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

3. Chảy máu sau nội soi

So với 2 triệu chứng đặc trưng nêu trên thì đây là biểu hiện ít gặp hơn. thường chỉ kích hoạt nếu trong quá trình nội soi bác sĩ nhận thấy dấu hiệu bất thường ở đại tràng và tiến hành sinh thiết để kiểm tra.

Chảy máu đại tràng trong trường hợp này không nghiêm trọng nhưng có thể khiến người bệnh bị đại tiện ra máu. tuy nhiên nó cũng chỉ kéo dài khoảng 1 vài ngày đầu tiên sau khi nội soi nên người bệnh không cần quá hoang mang.

Cách chăm sóc sau khi nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là thủ thuật khá an toàn, ít gây ra những vấn đề nghiêm trọng sau khi thực hiện. tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý chăm sóc tốt cho sức khỏe để tránh những vấn đề không mong muốn phát sinh.

Một số thông tin dưới đây sẽ hỗ trợ bạn để có thể chăm sóc tốt nhất:

1. Nên dành thời gian nghỉ ngơi

Sau khi thực hiện nội soi, không ít người bệnh gặp phải tình trạng mệt mỏi và khó chịu. Chính vì thế nên dành ra khoảng vài ba tiếng để nằm nghỉ ngơi.

Thời gian này đủ để giúp các cơ quan tiêu hóa ổn định trở lại. Đồng thời giúp phục hồi các tế bào bị trầy xước, tổn thương trong quá trình thực hiện nội soi. Với những người có thể trạng tốt thì các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng dưới thường sẽ được cải thiện hoàn toàn chỉ sau vài giờ đồng hồ.

2. Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì?

Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi thực hiện nội soi đại tràng, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống nhiều hơn. ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạn chế sự phát sinh của các triệu chứng khó chịu. đồng thời giúp cho đại tràng và cơ quan tiêu hóa nhanh chóng ổn định trở lại.

Một số loại thức ăn người bệnh nên bổ sung bao gồm:

    Các loại cháo lỏng:

Cháo lỏng là một trong những món ăn mà người bệnh cần bổ sung khi vừa trải qua nội sôi đại tràng. Tốt nhất nên ăn cháo trong khoảng 1 – 3 ngày để các tổn thương nếu có ở niêm mạc có thể được hồi phục hoàn toàn.

Người bệnh nên nấu cháo thịt bằm, cháo cá hay cháo trứng để bổ sung tinh bột và dưỡng chất cho cơ thể. không nên ăn các loại cháo gây khó tiêu như cháo hải sản, cháo bào ngư, cháo tôm… khi nấu cháo cũng nên nêm nếm ít gia vị để tốt hơn cho hoạt động của đại tràng và các cơ quan tiêu hóa.

    Thưởng thức các món canh/ soup:

Bên cạnh món cháo thì người bệnh cũng có thể đa dạng khẩu phần ăn bằng các món canh/ soup. đây là những món ăn rất dễ tiêu, tránh gây ra cảm giác khó chịu sau khi thưởng thức.

Nên dùng các loại rau củ tươi hay rong biển để nấu canh nhằm bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Cũng tương tự như nấu cháo, bạn chỉ nên cho 1 ít gia vị khi chế biến các món canh/soup.

3. Nên kiêng gì sau khi nội soi đại tràng?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn thì việc tiêu thụ một số loại thực phẩm không phù hợp có thể khiến đại tràng và các cơ quan tiêu hóa phải chịu nhiều áp lực. đặc biệt là khi vừa tiến hành nội soi xong.

Cần chú ý kiêng cữ một số loại thực phẩm sau:

    Các loại thực phẩm tanh sống, lạnh, bảo quản lâu ngày

Tất cả các thực phẩm này đều rất khó tiêu và có thể gây kích thích niêm mạc cơ quan tiêu hóa. nếu không kiêng cữ thì có thể bị táo bón và làm tổn thương niêm mạc đại tràng vừa trải qua nội soi.

Một số vấn đề cần lưu ý sau khi nội soi đại tràng

Sau khi nội soi, người bệnh cần chú ý đến một số khuyến cáo sau để đảm bảo an toàn. Đồng thời biết cách xỷ lý trong các trường hợp không may phát sinh biến chứng:

    Sau khi nghỉ ngơi vài tiếng ở bệnh viện, về nhà vẫn cần theo dõi sát sao để kịp thời phát hiện nếu có các triệu chứng bất thường phát sinh.

Nội soi đại tràng là thủ thuật khá an toàn và ít phát sinh biến chứng. tuy nhiên, cần chọn cơ sở y tế uy tín có bác sĩ giỏi, tay nghề cao để thực hiện. đồng thời, người bệnh cần chú ý chăm sóc tốt ngay sau đó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tránh các vấn đề ngoại ý xảy ra.

Có thể bạn quan tâm:

    Trước nội soi đại tràng cần làm gì? (nhịn ăn, uống Thu*c xổ…)

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/sau-khi-noi-soi-dai-trang)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY