Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

Chỉ số Baso và Mono trong xét nghiệm nội tiết là gì?

Cháu đi xét nghiệm nội tiết có mấy cái cháu thấy khác so với chỉ số bình thường, nhờ BS xem giúp.

Kính thưa các bác sĩ,Hiện nay 2 vợ chồng cháu đang làm các xét nghiệm để chữa vô sinh. Cháu đi xét nghiệm nội tiết có mấy cái cháu thấy khác so với chỉ số bình thường như sau: - Prolactin: 645mU/L (chỉ số bình thường trong tờ xét nghiệm là 22-406)- BASO: 0.3%(0.0-0.08)- MONO: 17%(0-10).Còn tất cả các xét nghiệm khác thì chỉ số của cháu đều nằm trong phạm vi của chỉ số bình thường. Cho cháu hỏi các chỉ số trên của cháu có ảnh hưởng gì đến việc có thai không? Cháu xin chân thành cảm ơn!

(Ngọc Lan - Hà Nội)

Ảnh minh họa

Chào Ngọc Lan,

Các cháu cung cấp cho AloBacsi đúng là có khác so với bình thường chút ít. BS sẽ giải thích từng cái một:

- Trước tiên là Prolactin, đây là 1 tố (hocmon) được tuyến yên (tuyến nhỏ xíu xiu nằm trong đầu) tiết ra, phụ trách việc tiết ra sữa và nó tăng lên trong thời kỳ có thai và cho con bú… điều này là S*nh l* bình thường.

Nội tiết tố này còn tăng trong trường hợp cháu có uống 1 số loại Thu*c, ví dụ như Thu*c thần kinh, Thu*c chống trầm cảm 3 vòng (như Haloperidol), một số Thu*c trị bệnh tiêu hóa như Primperan, Motilium,... và khi cháu ngừng uống Thu*c thì nồng độ Prolactin sẽ về bình thường lại.

Prolactin tăng cao bệnh lý còn gặp trong trường hợp u ở tuyến yên, muốn biết chính xác cần làm thêm các chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu hơn.

- Còn là các loại bạch cầu trong công thức bạch cầu, chỉ số này thay đổi tùy theo bệnh và cũng bị ảnh hưởng bởi việc uống Thu*c, một số bệnh lý khác kèm theo. Và BS kết luận chỉ số này tăng cao do bệnh gì còn tùy thuộc vào các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân nữa.

Các của cháu không tăng nhiều lắm và nếu không có các biệu hiện khác thường kèm theo thì không sao đâu.

Chào cháu!

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/chi-so-baso-va-mono-trong-xet-nghiem-noi-tiet-la-gi-n74446.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY