Bài thuốc dân gian hôm nay

Chủ tịch Quảng Nam: Mua máy xét nghiệm Covid-19 7,2 tỷ sai phạm sẽ xử lý

Xung quanh việc mua máy xét nghiệm Covid-19 với giá 7,2 tỷ đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết đã yêu cầu Sở Y tế phối hợp Sở Tài chính báo cáo.

Sau đó, Sở Y tế tìm hiểu các công ty có thể cung ứng, chất lượng và giá cả của máy, để lựa chọn mua theo quy định.

Giám đốc Sở Y tế ông Nguyễn Văn Hai cho hay, hệ thống Real-time PCR được mua với giá 7,2 tỷ đồng từ một công ty có văn phòng ở Đà Nẵng.

"Trước khi mua, chúng tôi đã khảo sát giá của nhiều đơn vị. Hiện Sở vẫn chưa thanh toán tiền mua máy cho công ty", ông Hai nói. Ông khẳng định, việc mua máy Sở thực hiện đúng các trình tự, thủ tục và được UBND tỉnh thống nhất chủ trương.

Đường đi của máy xét nghiệm?

Theo lãnh đạo CDC Quảng Nam, ngày 1/4, Trung tâm tiếp nhận đưa vào vận hành hệ thống máy xét nghiệm Real-time PCR tự động gồm: các loại máy tách chiết tự động, máy đọc RT-PCR, máy ly tâm lạnh, tủ an toàn sinh học…

Trước khi nhận máy, Trung tâm đã cử 5 cán bộ vào Viện Pasteur Nha Trang để học hỏi cách vận hành máy trong 1 tuần.

“Qua 1 tháng nhận máy, Trung tâm đã xét nghiệm cho 2.000 mẫu nghi nghiễm Covid-19. Hệ thống máy này đảm bảo chất lượng, được vận hành tốt và cho kết quả nhanh”, vị lãnh đạo CDC cho hay.

Sở Y tế Quảng Nam phê duyệt quyết định lựa chọn công ty CP Thương mại và đầu tư Giải Pháp Việt trúng gói mua sắm hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động. Công ty này có trụ sở tại Hà Nội, có văn phòng tại quận Liên Chiểu, Đà Nẵng.

Chiều 25/4, lãnh đạo công ty Giải Pháp Việt cho biết, công ty không nhập khẩu máy trực tiếp từ nước ngoài mà nhập lại từ một công ty khác, sau đó bán cho tỉnh Quảng Nam.

Tại Hà Nội, CDC đã chi đến 7 tỷ đồng mua hệ thống xét nghiệm. Giám đốc CDC Nguyễn Nhật Cảm đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Ông Cảm và 6 đồng phạm bị điều tra hành vi cấu kết, gian lận, thông đồng, nâng khống giá trị gói thầu mua sắm hệ thống Real-time PCR tự động xét nghiệm Covid-19.

Tại Hải Phòng, Sở Y tế trả lời trên báo chí hồi cuối tháng 3 là TP trang bị máy này với giá gần 10 tỷ đồng. Hôm qua, Giám đốc Sở Phạm Thu Xanh phủ nhận thông tin này và nói máy đang dùng là TP đang "đi mượn".

Tỉnh Quảng Ninh cũng phủ nhận việc mua máy xét nghiệm Covid-19 giá cao và cho hay vẫn chưa thanh quyết toán tiền mua máy với nhà cung cấp.

Tại Quảng Bình, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đức Cường thông tin, mức giá mà tỉnh phê duyệt mua máy khoảng 3 tỉ đồng gồm giá máy hơn 1,6 tỉ, còn lại là hệ thống tách chiết và một số phụ kiện.

Theo Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị Đỗ Văn Hùng, tỉnh mua máy xét nghiệm Real-time PCR với giá 1,65 tỷ đồng, máy tách chiết mẫu tự động 32 lỗ giá hơn 1 tỷ.

Lê Bằng - Nguyễn Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chu-tich-quang-nam-mua-may-xet-nghiem-covid-19-7-2-ty-sai-pham-se-xu-ly-636730.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY