Dáng đẹp hôm nay

Chuyên gia tư vấn 5 việc mẹ bầu nên biết trước khi chuyển dạ

Đây đều là những kinh nghiệm được tích lũy từ nghiên cứu và thực tế giúp các mẹ bầu không bỡ ngỡ trong khi mang thai và sau khi sinh con.

Khi biết tin mình đang mang một sinh linh bé bỏng ở trong bụng, chắc hẳn là mẹ nào cũng sướng rơn và ngay lập tức đi tìm đọc hoặc đăng ký các khóa học về cách chăm sóc mẹ bầu và thai nhi, cách nuôi dạy con, các lớp tiền sản để tích lũy kinh nghiệm.

Song trên thực tế, có những điều không có sách vở nào dạy các mẹ, chẳng hạn như 5 điều mà các chuyên gia của Hiệp hội Sức khỏe Sinh sản Hoa Kỳ chia sẻ dưới đây:

1. Hãy tập bế cho con bú trước khi sinh con

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng, tuyệt đối không nên cho trẻ bú sữa công thức, nước trái cây hay nước lọc.

Song, lần đầu tiên cho con bú, hầu như mẹ nào cũng bối rối loay hoay không biết phải làm như thế nào. Vì thế, AAP đã đưa ra một số lời khuyên dành cho các bà mẹ khi bế con bú:

- Cằm của bé phải chạm vào vú của mẹ.

- Miệng của bé phải mở rộng ra.

- Má của em bé vẫn tròn trong khi bú.

2. Chuyển dạ giả thường xảy ra khi mẹ mệt mỏi, mất nước hoặc đi bộ quá nhiều

Có một số bà mẹ đã có cơn co thắt giả khi đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Nó thường là những cơn co thắt không đau ở bụng, đến và đi một cách bất thường.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thai phụ mệt mỏi, bị mất nước hoặc đi bộ quá nhiều.

Khi thấy bản thân đang có những cơn gò không đau thì mẹ nên uống nhiều nước, thay đổi tư thế (từ đứng chuyển sang ngồi, từ ngồi chuyển sang nằm), và hãy nghỉ ngơi.

3. Kích thích vú khiến mẹ chuyển dạ nhanh hơn

Kích thích núm vú có thể gây ra các cơn co thắt vì việc này khuyến khích cơ thể mẹ sản xuất hormone oxytocin khiến tử cung co bóp và tiết ra sữa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên làm việc này khi đã ở tuần 40 của thai kỳ, hoặc trong giai đoạn đầu của đau bụng chuyển dạ.

4. Nên để em bé tự quyết định ngày chào đời của mình

Ngoại trừ một số trường hợp như mẹ quá ngày dự sinh 2 tuần, hay mẹ có nguy cơ gặp biến chứng như nhiễm trùng trong tử cung, tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao ra, thì các bác sĩ thường khuyên các mẹ nên kiên nhẫn chờ đợi và trao quyền cho con được ngày chào đời của mình. Điều này không chỉ tốt cho em bé mà còn tốt cho cả mẹ:

- Mẹ sẽ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh con.

- Em bé sẽ có thêm thời gian để xây dựng cơ bắp chắc khỏe, giảm được nguy cơ hạ đường huyết, nhiễm trùng và vàng da sau khi sinh ra.

- Em bé sẽ bú tốt hơn.

- Não bộ của bé cũng phát triển rất nhanh trong thời gian cuối của thai kỳ.

5. Mẹ sẽ có thể có kinh nguyệt trở lại sau khi sinh con được từ 6 – 8 tuần

Tuy rằng trên thực tế vẫn có một số phụ nữ không có kinh trong suốt thời gian cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nhưng các chuyên gia của Hiệp hội Sức khỏe Sinh sản Hoa Kỳ cho biết thông thường sau sinh con từ 6 đến 8 tuần, các bà mẹ có thể có kinh trở lại cho dù bạn có cho con bú hay không.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý đến lượng máu chảy sau khi sinh con. Có một số trường hợp sản phụ bị chảy máu nhẹ kéo dài từ 4 – 6 tuần sau sinh, nhưng thường thì máu sẽ ngừng chảy sau 10 ngày chuyển dạ. Và nếu có điều gì cảm thấy không rõ, tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

    6 thời điểm thụ thai sai lầm, chị em nên tránh kẻo sinh con yếu ớt

  • 7 sai lầm khi sinh con khiến mẹ đau đớn, mất sức

  • 10 thứ mẹ bầu nhất định phải sắm trước khi sinh con

Theo Nhịp Sống Việt

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/chuyen-gia-tu-van-5-viec-me-bau-nen-biet-truoc-khi-chuyen-da-20200713142446522.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhiều phụ nữ lo lắng việc ngồi làm việc quá lâu trước máy vi tính có thể gây nên tình trạng chuyển dạ sớm hoặc bị sảy thai.
  • Mùa hè, các mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch để thỏa mãn đam mê của mình. Tuy nhiên để thực sự an toàn, mẹ bầu nên lựa chọn đi du lịch trong tháng thứ tư, năm, sáu của thai kỳ và phải được chuẩn bị một cách cẩn thận.
  • Đối với trẻ không nghe được, nếu không can thiệp kịp thời sẽ không nói được (điếc câm), trong khi thực chất bộ phận phát âm hoàn toàn bình thường.
  • Cháu bé Đinh Văn Rể ở tỉnh Quảng Ngãi đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 3 kg và cao 50 cm, yếu ớt chẳng khác trẻ mới sinh ra.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Nếu bạn lo lắng đứa con tuổi teen của mình đang tiêu tiền không kiểm soát, đó có thể là hậu quả của việc trẻ luôn bị từ chối mọi nhu cầu khi còn nhỏ hoặc được bao bọc quá mức.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY