Sau những vụ đuối nước ở trẻ gần đây, nhiều trường học khu vực ven sông, biển đã nỗ lực tổ chức các lớp dạy bơi cho trẻ.
Thực hiện thí điểm việc dạy bơi cho học sinh để đúc kết kinh nghiệm, xem xét hiệu quả trước khi nhân rộng toàn tỉnh khi điều kiện cho phép, năm 2013, Phòng Giáo dục huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi được giao làm chủ đầu tư xây dựng hồ bơi tại Trường THCS Phổ Vinh, xã Phổ Vinh, tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng với kích thước dài 25m, rộng 16m và độ sâu gồm 3 mức là: 1,1m; 1,4m và 1,6m. Đến tháng 3/2014 thì hồ bơi được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động.Kể từ khi đưa vào hoạt động đến nay, toàn bộ học sinh của trường từ khối 6-9 với khoảng 14 lớp/440 em đều được học bơi miễn phí với thời gian là 12 tiết/lớp/1 học kỳ. Tính bình quân công suất sử dụng hồ bơi là 3 buổi/tuần. Để dạy bơi cho các em, ngoài 2 giáo viên dạy thể dục, trường được bố trí thêm 1 giáo viên môn bơi. Theo đó tại mỗi buổi tập bơi, với số lượng 30 em/lần thì 1 người dạy trực tiếp còn 2 giáo viên khác đứng trên bờ giám sát và làm nhiệm vụ cứu hộ.Vì vậy, dù rất muốn phát huy tối đa hiệu quả của hồ bơi, tăng thời gian dạy bơi cho các em từ 3 buổi lên 10 buổi/tuần, thế nhưng BGH trường không dám thực hiện, vì làm như vậy không biết lấy kinh phí ở đâu ra để trả thêm tiền ngoài giờ cho các giáo viên này.Qua vụ đuối nước thương tâm làm 9 học sinh lớp 6B, Trường THCS Nghĩa Hà, TP. Quảng Ngãi Tu vong vào ngày 15/4 vừa qua có thể thấy, việc trước đó ngành giáo dục Quảng Ngãi đã cho xây dựng hồ và đưa vào hoạt động thí điểm dạy bơi cho học sinh tại Trường THCS Phổ Vinh là đúng đắn và vô cùng
cần thiết. Thế nhưng, với số tiền đầu tư gần 5 tỷ đồng nhưng hiệu suất sử dụng hồ và thời gian dạy bơi như vậy là quá ít và lãng phí.Việc dạy bơi cho học sinh (HS) không chỉ trang bị một kỹ năng sinh tồn quan trọng mà còn tạo môi trường
cho trẻ rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, muốn dạy bơi thì yêu cầu đầu tiên là phải có bể bơi, mà để có một bể bơi cho mỗi trường (hoặc cụm trường) thì nguồn kinh phí bỏ ra là không nhỏ.Xây dựng bể bơi ban đầu vốn đã tốn kém, nhưng duy trì được hoạt động và hiệu quả mới là nan giải. Một giải pháp khắc phục là ngoài việc dạy và học bơi cho học sinh trong giờ chính khóa thì vào những ngày nghỉ cuối tuần, dịp nghỉ hè có thể phục vụ cho các đối tượng khác đến rèn luyện bơi lội (có thu phí). Nguồn thu này sẽ được tái đầu tư cho các hoạt động của bể bơi.Thiết nghĩ, ngay từ bây giờ, toàn xã hội, thiết thực nhất là chính quyền các cấp hãy quan tâm, giúp đỡ các trường học ở địa phương mình trong việc xây dựng bể bơi, để tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập và rèn luyện thân thể.
Hải Hồ