Bạn cần biết hôm nay

Bạn cần biết

Để là người tự do

Tôi tốt nghiệp đại học dược khoa cách nay gần 45 năm, khi ấy không biết triết lý giáo dục là gì, nhưng đã nghe loáng thoáng thời ấy bàn “giáo dục đại học là khai phóng”.

Mãi sau này, đọc trích lời giới thiệu của Nguyễn Xuân Sanh cuốn sách Đại học (cũng là điểm sách trên báo Thế giới Tiếp Thị số 4 23-29/1/2019), tôi mới biết “Giáo dục đại học khai phóng (liberal) vì nó làm cho con người tự do (liber), hiểu biết thế giới và nguồn gốc cao quý của mình”.

Các sự việc trên làm tôi thấm thía về con người tự do, nhưng khởi đầu làm tôi quan tâm vấn đề này chính là hai câu nói của Stephen Hawking.

Vào ngày 14/3/2018, Stephen Hawking, nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học nổi tiếng người Anh đã từ giã cõi đời để hòa vào vũ trụ. Được xem là một trong những nhà khoa học xuất sắc nhất mọi thời đại, sự ra đi của ông thật sự là mất mát lớn của nhân loại. Hàng triệu triệu người sẽ mãi nhớ về Stephen Hawking, nhà khoa học phấn đấu hết mình vì sự tiến bộ của thế giới dù mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo suốt 55 năm. Hawking cũng là một trong những người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử.

Tôi biết đến Stephen Hawking nhờ đọc những bài báo rải rác về ông, đặc biệt xem phim “Thuyết vạn vật”, (tựa gốc tiếng Anh: The Theory of Everything) là bộ phim tiểu sử phát hành năm 2014. Nhưng ấn tượng sâu sắc của tôi về ông lại bắt nguồn từ các câu nói mà Stephen Hawking phát biểu được sưu tầm trích dẫn trên mạng. Riêng có hai câu nói của ông cứ làm tôi suy nghĩ mãi và nói thầm: “Stephen Hawking sâu sắc lắm đây!”.


Tâm trí cứ luôn ồn ào có phải là con người tự do?

Stephen Hawking có nói: “Những người trầm lặng nhất là những người có tâm trí ồn ào nhất”. Có đúng thế không?

Trong triết lý phật giáo có khái niệm và phương pháp tu tập gọi là chánh niệm. chánh niệm là sự tỉnh giác, là sự chú tâm, biết rõ những gì đang xảy ra nơi ta trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây một cách vô tư không phê phán hoặc so sánh.

Nếu không có chánh niệm, chúng ta không thể nào nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng, đơn giản là chúng ta sẽ lạc bước theo sự nghĩ ngợi lao xao của tâm trí. cách hay nhất để hiểu chánh niệm là nhận ra những gì không phải là chánh niệm. phải chăng “những người có tâm trí ồn ào” mà stephen hawking đề cập chính là những người không có chánh niệm, còn gọi thất niệm? tư thế thông thường của người trầm lặng là ngồi hoặc hay đứng yên, không nói năng, có vẻ trầm tỉnh, an nhiên mặc dù xung quanh xảy ra những biến cố, xao động. tư thế của hawking từ khi bị bệnh thành người trầm lặng suốt ngày.

Hạnh phúc chính là ngoài bỏ bớt cái tôi, không nhiều mong cầu để sống “biết đủ”

Năm 1963, khi mới 21 tuổi và đang theo học cao học tại ĐH Cambridge, Hawking được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên (bệnh ALS hay Lou Gehrig), căn bệnh phá hủy hệ thống thần kinh khiến cơ thể bị liệt, không vận động được - và ông được dự đoán chỉ sống thêm không quá 2 năm.

Câu nói “Những người trầm lặng nhất là những người có tâm trí ồn ào nhất” trước hết có thể xem là lời của Hawking nói về thân phận của ông. Thân phận của ông là người trầm lặng nhất vì suốt ngày phải ngồi bất động trên xe lăn, không nói năng được một lời nào nhưng tâm trí ông không yên ả chút nào. Có thể nói tâm trí của Hawking rất ồn ào, bởi vì bên trong thân thể gần như vô dụng của ông là một bộ não sắc bén và tò mò trước bản chất của vũ trụ.

Tuy nhiên, câu nói “Những người trầm lặng nhất là những người có tâm trí ồn ào nhất” của Hawking, theo tôi cũng là lời cảnh tỉnh. Trong cuộc sống, ta rất thường gặp những người có vẻ trầm lặng nhưng đầu óc họ có nghỉ ngơi đâu. Đầu óc họ rất ồn ào vì nỗi sợ hãi bất tận và lòng tham muốn vô cùng của “cái tôi”. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người gây ra biết bao đau khổ bởi vì cái tôi phóng đại quá lớn của mình. Trong cuộc sống của mỗi con người, hắn ta có thể làm hại người và cả hại mình chỉ vì cái tôi không có thật do hắn dựng nên thông qua sự ồn ào suy nghĩ bất tận trong đầu hắn.

Theo tôi, thông qua câu nói “Những người trầm lặng nhất là những người có tâm trí ồn ào nhất” của Hawking cảnh tỉnh, những người không trầm lặng hoặc thuộc loại trầm lặng nhất cũng cần có khoảng thời gian tâm trí tĩnh lặng thật sự.

Để là người tự do

Câu nói thứ hai của Stephen Hawking: “Tôi không thể di chuyển và phải nói bằng máy tính nhưng trong tâm trí, tôi là người tự do” cũng làm tôi rất tâm đắc, và theo tôi câu nói hàm hai ý.

Thứ nhất, trong tâm trí Hawking cảm thấy tự do vì đầu óc ông “ồn ào” nghĩ ngợi về giải thích vũ trụ chứ không lệ thuộc vào sự vận hành mang lại lo âu, sợ hãi, đau khổ vì “cái tôi” của ông. Thứ hai, trong tâm trí Hawking cảm thấy tự do vì ông cảm nhận hạnh phúc chính là ngoài bỏ bớt cái tôi, không nhiều mong cầu để sống “biết đủ”. Hawking cảm thấy tự do vì ông thố lộ: “Lời khuyên của tôi cho những người tàn tật đó là, hãy tập trung làm thật tốt những thứ mà bản thân khuyết tật không ngăn được bạn. Đừng hối tiếc những điều mình không thể. Đừng để bị khuyết tật cả cả tinh thần và thể xác”.

PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/de-la-nguoi-tu-do-n156296.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY