Thận , Tiết niệu hôm nay

Đi tiểu nhiều lần không hề làm sạch thận hay thải độc tố như bạn nghĩ

Người khỏe mạnh trung bình đi tiểu 6-7 lần trong ngày và tối đa 1 lần vào ban đêm. Con số này cũng phụ thuộc vào lối sống, lượng chất lỏng tiêu thụ và sức khoẻ của bạn.

Tại sao chúng ta cần đi tiểu?

Tiểu tiện là cách để cơ thể thải các chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Thận làm việc để lọc ra các chất thải, cùng với nước từ máu lưu thông trong cơ thể, để sản xuất nước tiểu.

Nước tiểu sau đó di chuyển từ thận thông qua niệu quản đến bàng quang. Bàng quang "giữ" nước tiểu cho đến khi đầy hoặc "đến ngưỡng" sẽ thôi thúc bạn đi tiểu.

Tiểu tiện là cách để cơ thể thải các chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bạn đi tiểu bao nhiều lần một ngày?

Số lần đi tiểu mỗi ngày phụ thuộc vào năng lực của bàng quang và thời gian nó có thể giữ nước. Ở những người bình thường khỏe mạnh, bàng quang có thể lưu trữ 500ml trong 2-5 giờ. Vậy nên, số lần đi tiểu ở người khỏe mạnh thường là 6-7 lần/ngày.

Tuy nhiên, đối với một số người, chỉ cần 4 lần/ngày là thoải mái trong khi có những người cần đi 10 lần. Dù trường hợp nào, điều quan trọng bạn cần lưu ý là sự thay đổi về số lượng, tần suất hoặc màu sắc nước tiểu cũng như các triệu chứng kèm theo nếu có, ví dụ như đau rát, đau buốt...

Tần suất đi tiểu vào ban đêm cũng thay đổi tùy vào sức khỏe, tuổi tác của mỗi người. Người khỏe mạnh thường đi tiểu tối đa 1 lần vào ban đêm, tuy nhiên, người già và người thường xuyên mất ngủ có thể sẽ đi nhiều hơn.

Số lần đi tiểu mỗi ngày phụ thuộc vào năng lực của bàng quang và thời gian nó có thể giữ nước.

Nhịn tiểu không bao giờ được khuyến khích dù vì bất kì lý do gì bởi nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, đi tiểu nhiều cũng không được coi là có lợi cho sức khỏe và cần được hết sức chú ý. Đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị bệnh.

Đi tiểu quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh

Theo BS Tamara Bavendam, trưởng khoa Thận, Nhiễm trùng và Bệnh huyết học tại Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường và các Bệnh tiêu hóa và Thận, tại Mỹ, nếu bạn không có bất kì thay đổi nào trong chế độ ăn uống mà lại thay đổi thói quen đi tiểu nhiều lần trong ngày thì rất có thể bạn đang gặp phải 6 vấn đề sau:

1. Nhiềm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng bất cứ nơi nào trong đường tiết niệu, nhiễm trùng trong bàng quang và thận là phổ biến hơn cả.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu cần chú ý:

- Cảm giác căng thẳng khi bạn gần như đi tiểu xong

- Cảm giác nóng hoặc đau trong khi đi tiểu

- Đi tiểu nhiều lần vào ban đêm

- Cảm thấy như không thể đi tiểu hết

- Nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc đục

- Dòng nước tiểu nhỏ hơn so với bình thường - thường gặp ở nam giới

- Đau lưng, đau bụng, sốt

2. Bệnh thận

Có vấn đề về thận có thể khiến tần số tiểu tiện của bạn cao hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm.

Triệu chứng cần chú ý:

- Yếu ớt

- Rắc rối với giấc ngủ

- Ngứa da

- Nước tiểu có bọt hoặc có máu

- Mắt sưng húp

- Mắt cá chân bị sưng

- Chuột rút cơ bắp

- Ăn không ngon

3. Tuyến tiền liệt phì đại hoặc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính

Tuyến tiền liệt ở nam giới nằm xung quanh ống dẫn nước tiểu trong cơ thể và giúp sản xuất tinh trùng. Với tuổi tác - thường là sau 50 năm - tuyến tiền liệt có xu hướng phát triển. Khi chúng trở nên rất lớn có thể dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Sự phì đại này được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH).

Triệu chứng cần chú ý:

- Khó đi tiểu

- Dòng nước tiểu yếu và chậm

- Dòng nước tiểu liên tục bị gián đoạn trong một lần đi tiểu

- Có cảm giác cần đi tiểu ngay cả khi mới đi

4. Chứng tiểu mất kiểm soát

Mất kiểm soát bàng quang có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Bạn có thể bị rò rỉ một lượng nhỏ nước tiểu hoặc thậm chí không kiểm soát được dẫn đến tiểu nhiều. Phụ nữ và người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2 lần. Nguyên nhân của tình trạng này là cơ bàng quang yếu hoặc hoạt động quá mức.

Triệu chứng cần chú ý:

- Các cơ yếu sẽ gây ra sự kiềm chế căng thẳng, do đó bạn bị rò rỉ khi cười, nhấc đồ nặng hoặc hắt hơi.

- Các cơ hoạt động quá mức có thể làm bạn muốn đi tiểu nhiều hơn, ngay cả khi bạn không có nhiều nước tiểu ở bàng quang.

5. Viêm bàng quang kẽ

Nếu bạn luôn trong tình trạng cần phải đi tiểu khẩn trương và thường xuyên, kèm theo đau thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang kẽ. Đây là một vấn đề mãn tính ở bàng quang với các triệu chứng tương tự như nhiễm trùng đường tiểu cho dù nó không phải là một bệnh nhiễm trùng. Phụ nữ cũng có nguy cơ bị bệnh này cao hơn nam giới.

Triệu chứng cần chú ý:

- Đau trong bàng quang

- Không thoải mái

- Một số người có thể cảm thấy cấp bách và tăng tần số tiểu tiện mà không đau, trong khi những người khác có thể bị đau nhưng không có tình trạng khẩn cấp

- Triệu chứng trở nên trầm trọng hơn đối với phụ nữ khi họ đến kì kinh nguyệt

- Quan hệ T*nh d*c cũng có thể làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn

6. Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường do cảm thấy quá khát và uống nhiều chất lỏng hơn bình thường.

Triệu chứng cần chú ý:

- Ngứa hay có bựa Sinh d*c, nhiễm nấm men

- Luôn khát nước

- Mệt mỏi và lơ mơ

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Vết thương lâu lành

- Mờ mắt

Theo N. Thúy - Trí thức trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/di-tieu-nhieu-lan-khong-he-lam-sach-than-hay-thai-doc-to-nhu-ban-nghi-n338275.html)

Tin cùng nội dung

  • T*nh d*c được hợp thành từ thể chất và cảm xúc. Tuy nhiên, hai yếu tố này có thể bị ảnh hưởng vì bệnh thận mạn tính (CKD) ở đàn ông.
  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY