Các biểu hiện dị ứng và miễn dịch trong huyết học truyền máu chủ yếu và thường gặp nhất là các biểu hiện của bệnh tự miễn dịch. Cơ chế của bệnh chưa rõ ràng, song nhiều ý kiên cho rằng tự miễn dịch là trạng thái cơ thể không tự nhận biết được kháng nguyên của chính bản thân, do đó tế bào miễn dịch đã phản ứng tạo kháng thể dịch thể và tế bào T độc với tổ chức của cơ thể. Nguyên nhân không nhận biết được kháng nguyên của chính bản thân là do: các kháng nguyên đó chưa được tiêp xúc với tế bào miễn dịch ở thời kỳ phôi hoặc do tác nhân nào đó như tia xạ, hóa chất Thu*c hoặc các gốc tự do... tác động vào tố chức cơ thể, vào màng tế bào máu gây biên dạng, trở thành tự kháng nguyên, khi này chúng g.ây đáp ứng miễn dịch. Sự có mặt của tự kháng thể và T lympho hoạt hóa bởi tự kháng nguyên là nguyên nhân gây nên các tổn thương tế bào và tổ chức như phản ứng tan máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu hoặc gây bệnh ở nhiều cơ quan, điển hình là bệnh lupus ban đỏ rải rác và một bệnh đặc hiệu cơ quan được phát hiện sớm nhất là bệnh tự miễn tuyến giáp Hashimoto. Kháng thể của Hashimoto phát hiện trong huyết thanh của bệnh nhân, kháng thể này chống lại thyroglobulin của bệnh nhân. Ngoài ra, còn có thể phát hiện được chúng chống lại các thành phần của bào tương, hoặc phản ứng với kháng nguyên bề mặt của tế bào của biểu mô tuyến giáp.
Các phản ứng dị ứng miễn dịch trong huyết học và truyền máu thường do các thành phần gây dị ứng của bạch cầu, tiểu cầu hoặc do tự kháng thể chống lại tự kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu.
Các bệnh miễn dịch - dị ứng có liên quan đến máu thường gặp hơn cả là bệnh tự miễn dịch. Dựa trên tính đặc hiệu cơ quan bệnh tự miễn dịch theo Ivan Roitt (1998) có thể chia hai nhóm:
Nhóm đặc hiệu cơ quan: nhóm này gồm nhiều bệnh thuộc nhiều cơ quan khác nhau, điển hình là bệnh tự miễn tuyến giáp: Hashimoto và bệnh myxoedema nguyên phát; bệnh thiếu má.u ác tính do viêm da dày; bệnh Addison do suy tuyến thượng thận, bệnh đái tháo đường do thiếu insulin của tuy...
Nhóm không đặc hiệu cơ quan: bệnh xuất hiện ở nhiều cơ quan, nhiều bộ phận khác nhau như viêm da- cơ, SLE, thấp khốp...
Hình. Hai loại tự miễn dịch: đặc hiệu cơ quan, không đặc hiệu cơ quan. Điển hình hai bệnh không đặc hiệu cơ quan là SLE và viêm khớp dạng thấp; Bệnh đặc hiệu cơ quan là bệnh tuyến giáp Hashimoto
Cả hai loại tự miễn đặc hiệu cơ quan và không đặc hiệu cơ quan, có tính cá thể nối trội. Thí dụ, ở bệnh nhân viêm dạ dày tự miễn có biểu hiện lâm sàng là bệnh thiếu máu ác tính hồng cầu to do thiếu sinh tố B12, đồng thời có cả biêu hiện của bệnh tuyến giáp; hoặc ở nhóm không đặc hiệu cơ quan như viêm khớp tự miên có các biểu hiện lâm sàng của SLE. Nhưng côt lõi của bệnh là kháng thể đặc hiệu thì giữa hai nhóm lại rất khác nhau: nhóm đặc hiệu cơ quan thì kháng thể có thể bao trùm lên nhau trong một cá thể, nhưng không hoặc rất ít bao trùm lên các cá thế bị bệnh thuộc nhóm không đặc hiệu cơ quan và ngược lại (H. 2.6)
Hình. Đặc điểm bao trùm của kháng thể tự miễn giữa hai loại bệnh: đặc hiệu cơ quan và không đặc hiệu.
Kháng thể kháng nhân của nhóm đặc hiệu cơ quan có thể trùm lên các cơ quan khác trong cùng một cá thể. Nhưng rất ít trùm lên nhóm không đặc hiệu cơ quan.
Cách phân loại trên đây bao trùm cho bệnh tự miễn nói chung, không nêu được đặc điểm bệnh tự miễn do chính cơ quan tạo máu và các rối loạn về máu do bệnh tự miễn ở cơ quan khác. Vì vậy, để phục vụ cho chẩn đoán và chăm sóc người bệnh, có thể phân ra hai nhóm bệnh tự miễn:
Do rối loạn chuyển hóa sắt: thường gặp giảm sắt huyết tương và sắt dự trữ tăng, nguyên nhân của hiện tượng này là do cytokin TNF, IL-1, IFN.
Do cung cấp các chất dinh dưỡng không đầy đủ, do thiếu đạm, thiếu các chất vi lượng cần thiết cho tạo hồng cầu.
Các bệnh ác tính nhất là các bệnh ung thư máu có thể gây thiếu máu tan máu tương tự như tan máu tự miễn trong bệnh lơxêmi mạn dòng hạt (CML), u lympho, Hodgkin, lơ xê mi kinh dòng lympho. Kháng thể nóng thường gặp hơn kháng thể lạnh, kháng thể lạnh gặp trong bệnh lơ xê mi kinh dòng lympho, Waldenstrõm. Ngoài ra, yếu tố ung thư có thể gây ức chế sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
- Suy tủy dòng hồng cầu tự miễn gặp trong ung thư tuyến ức (Thymoma) chiếm khoảng 50% số bệnh nhân, ở các bệnh nhân này phát hiện thấy kháng thể tự miễn chống nguyên hồng cầu.
Bạch cầu trung tính: tăng trong bệnh Hodgkin; giảm trong nhiều bệnh ung thư máu khác: di căn tủy xương, cường lách, hóa trị liệu.
Lympho: tăng trong bệnh ung thư dòng lympho (ALL, lơ xê mi kinh dòng lympho) sau cắt lách, nhiễm trùng cơ hội giai đoạn đầu, giảm trong điều trị hóa chất, tia xạ, u lympho, nhiễm trùng cơ hội giai đoạn toàn phát.
Tăng huỷ tiểu cầu: cường lách, rối loạn đông máu nội mạch (DIC), tăng urê máu do Thu*c, giảm tiểu cầu tự miễn dịch.
Do bất thường chức năng tiểu cầu: giảm chức năng thường gặp trong tăng tiểu cầu nguyên phát, hội chứng rổi loạn sinh tủy (MDS), bệnh Waldenstrốm do IgM bất thường; cũng có thể gặp trạng thái tăng ngưng tập tiểu cầu trong ung thư khi tế bào ung thư giải phóng adenosin diphosphat (ADP), prostaglandin, thrombin.
Hội chứng chảy máu: thường gặp trạng thái DIC câp hoặc mạn, đặc biệt trong leukemia cấp tiền tủy bào (M3).
Chất kháng đông lưu hành: yếu tố ức chế yếu tố V, II, VIII, yếu tố ức chế Von Willebrand, kháng đông gặp trong lơ xê mi kinh dòng lympho, u lympho, bệnh paraprotein.
Giảm tiểu cầu do miễn dịch, không do miễn dịch . Rối loạn chức năng ngưng tập, chức năng dính tiểu cầu
Rối loạn máu trong bệnh lupus (SLE): toàn bộ dòng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều suy giảm (pancytopenia).
Trong bệnh thận, bất thường về huyết học là rất quan trọng, có thể coi là quan trọng nhất vì tình trạng thiếu máu do thiếu EPO. Rối loạn về máu trong bệnh thận bao gồm:
- Giảm tiểu cầu: do HUS, DIC; bất thường chức năng tiểu cầu như ngưng tập bất thường với ADP và collagen, giảm chức năng gắn (dính) của tiểu cầu, giảm chuyến hóa theo đường cyclooxygenase.
Gây thiếu máu do độc bởi thyroid, do đái tháo đường, nhiễm trùng, bệnh tim, bệnh thận, cường phó giáp trạng...
- Dòng bạch cầu: tăng sinh bạch cầu trung tính (do hội chứng Cushing) tăng sinh lympho (do cường giáp), có thể làm giảm bạch cầu khi dùng Thu*c chống cường giáp, giảm chức năng bạch cầu do đái tháo đường.
- Rốì loạn đông máu: có thể gặp hội chứng Von Willebrand, hoặc gây bệnh lý ngưng tập tiểu cầu, tăng yếu tố VIII, giảm AT (anti - thrombin) và prostacyclin.
Thiếu máu: do tự miễn dịch tạo nên bởi các virus HBV, CMV, EBV, HIV, influenza... thường gây tan máu.
Tăng bạch cầu hạt do nhiễm trùng bởi các virus: HBV, HIV, CMV, influenza Giảm bạch cầu: do virus gây suy tủy, suy tủy tự miễn dịch sau nhiễm virus.
Rối loạn đông máu: có thể gặp trạng thái tăng đông (DIC) do nhiều virus khác nhau: rubella, sốt xuất huyết Dengue...
Thiếu máu tan máu: miễn dịch (sốt rét, giang mai); tăng urê máu; DIC, do chính vi khuẩn gây nên tan máu (liên cầu, E - Coli).
Kéo dài, dai dẳng Thiếu sắt, thiếu acid folic Suy tủy dòng hồng cầu Thiếu máu trong bệnh SLE.
IgG: có 4 typ: IgƠ!, IgG2, IgG3, IgG4 trong đó có hai typ tham gia vào phản ứng tan máu với bổ thể đó là IgGl, IgG3; hai typ khác IgG2 và IgG4 nồng độ thấp và thường bám vào hồng cầu nên khó phát hiện trong huyết thanh.
Các thành phần bổ thể hoạt hóa như C3b, C3d, C5b... Sự có mặt của các phành phần này chứng tỏ bổ thể bị hoạt hóa. Trong tan máu bổ thể hoạt hóa mạnh, nên C3b, C3d cũng có giá trị chẩn đoán cao.
Tóm lại, các yếu tố có giá trị chẩn đoán tan máu tự miễn là kháng thể đơn hóa trị thuộc lớp IgG và C3.
- Để chẩn đoán các yếu tố trên, dùng thử nghiệm ngưng kết hồng cầu trực tiêp bằng kháng y - globulin (antiy globulin) (Coombs test). Có hai loại kháng thể kháng y - globulin.
Kháng thể đa giá: được sản xuất bằng huyết thanh người toàn phần hoặc y - globulin toàn phần: có thể phát hiện cả IgG và C3d.
Kết quả chẩn đoán bằng Coombs test đối với IgG và C3d cho thấy hai yếu tố này có giá trị chẩn đoán cao.
Bảng. Giá trị chẩn đoán IgG và C3 của xét nghiệm ngưng kết trực tiếp với anti γ - globulin (coombs test)
- Trên cơ sở giá trị chẩn đoán của các yếu tố nói trên ta có thể phân loại và chẩn đoán phân biệt các typ tan máu tự miễn khác nhau.
Có khoảng 15% thiếu máu tan máu miễn dịch liên quan đến dùng Thu*c. Trong đó, quan trọng nhất và thường gặp nhất là do methyldopa và penicillin; còn các loại khác hiêm gặp hơn. Nhưng cần phải chú ý các trường hợp thiếu máu tan máu mà không có kháng thể (phản ứng Coomb âm tính), vì phản ứng có thể xảy ra ngay cả với hồng cầu bình thường.
Phản ứng tan máu này khác với các loại khác, kháng thể sinh ra do Thu*c phản ứng cả với hồng cầu bình thường ngay cả khi không có Thu*c.
Phản ứng Coombs thường xuất hiện chậm sau 3 - 6 tháng, phụ thuộc vào liều Thu*c dùng. Càng tăng liều thì phát triển kháng thể càng mạnh.
Khi gắn một cách hóa học vào màng hồng cầu, penicillin như là một hapten, chúng tạo ra nhiều nhóm kháng nguyên khác nhau, từ đó, tạo ra nhiều kháng thể khác nhau. Typ kháng thể chính là IgM (80%), IgG rất ít (13%).
Coombs ( ): cơ chế của phản ứng này là do IgG phản ứng với Thu*c trên bề mặt hồng cầu, phản ứng này không đòi hỏi bổ thể nên không gây tan máu trong lòng mạch, hồng cầu bị phá huv ngoài lòng mạch bởi hiện tượng thực bào.
Thử nghiệm dị ứng nhanh: test bì (test lẩy da với penicillin). Tuy nhiên phản ứng này có thể trở thành nguy hiểm đốì với cá thể rất nhạy.
- Cơ chế gây dị ứng miễn dịch của Thu*c: tới nay nhiều người cho rằng Thu*c tạo kháng thể, kháng thể này kết hợp với Thu*c thành phức hợp miễn dịch (immune - complex). Phức hợp này gắn lên bề mặt hồng cầu, hoặc tiểu cầu. Tới nay chưa rõ vì sao phức hợp này chỉ gắn lên bê mặt hồng cầu và tiểu cầu mà không gắn trên tế bào khác.
Là bệnh thường gặp ở phụ nữ trẻ, không rõ nguyên nhân, xuất huyết nhiều nơi, nhiều dạng đáp ứng tốt với corticoid liều cao.
- Cơ chế của bệnh biểu hiện chưa rõ, ngoài tính chất miễn dịch đã được chứng minh, kháng thể chống tiểu cầu còn có thể do:
Do kháng nguyên tiểu cầu HPA, trong đó chủ yếu là do glycoprotein GP Ilb/IIIa (xem bài kháng nguyên máu).
Do kháng nguyên đồng loài HLA, thường do hậu quả truyền máu hoặc do bất đồng kháng nguyên mẹ và con ở các bà mẹ sinh đẻ nhiều lần. Tiểu cầu có HLA - A, B, c của lớp I, không có lớp II.
Kháng thể được hình thành là typ IgG, phản ứng với tiểu cầu, tạo phức hợp miễn dịch hoạt hóa thực bào: giảm tiểu cầu là do thực bào tiểu cầu, cũng có thể có typ IgM gây tan tiểu cầu với sự có mặt của bổ thể.
Phản ứng ngưng kết tiểu cầu: huyết thanh bệnh nhân phản ứng với tiểu cầu đồng loài nhóm o, đây là phản ứng có sốm nhất.
Kháng nguyên riêng của bạch cầu trung tính: Na (Nal, NA2). NB, ND. Trong hệ Na (Neutrophil antigen) mạnh nhất. Nó thuộc thụ thể Fcy RlIIb (CD16) thuộc thụ thể Fc của IgG.
- Phát hiện kháng thể chống bạch cầu trung tính (antineutrophil antibody) có nhiều kỹ thuật phát hiện kháng thể bạch cầu trung tính: khởi đầu là kỹ thuật ngưng kết lạnh; kỹ thuật độc tế bào trong ống nghiệm, trên đĩa (Terasaki); kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang; kỹ thuật PCR phát hiện kháng nguyên NA, NB cũng đang được nghiên cứu; sử dụng kháng thể đơn dòng phát hiện kháng nguyên NA bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA).
Điều trị và chăm sóc bệnh máu tự miễn và các rối loạn về máu do các bệnh tự miễn của các cơ quan khác
Để điều trị các bệnh tự miễn nói riêng và biểu hiện máu tự miễn nói chung người ta dựa trên các nguyên tắc sau đây:
Các Thu*c ức chế miễn dịch: chống hoạt hóa T lympho: ATG, ALG, cyclosporin, hóa trị liệu, corticoid... làm giảm sản xuất kháng thể.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch dị ứng dịch covid dự kiến huyết học khỏi bệnh mắc mới miễn dịch nâng cấp sở y tế thêm ca mắc Thêm ca mắc mới