Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Dùng sai Thuốc cầm tiêu chảy sẽ nguy hiểm

Ông Hồng (chồng bà Mai) đang trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy, sốc nhiễm khuẩn huyết, không đo được huyết áp... đã nhanh chóng được các bác sĩ tập trung cứu chữa. Bà Mai phân bua với bác sĩ:
Tại phòng cấp cứu, bà Mai lo lắng nhờ bác sĩ:

- Bác sĩ ơi, cứu ông nhà tôi với.

Ông Hồng (chồng bà Mai) đang trong tình trạng sốt cao, tiêu chảy, sốc nhiễm khuẩn huyết, không đo được huyết áp... đã nhanh chóng được các bác sĩ tập trung cứu chữa. Bà Mai phân bua với bác sĩ:

- Khổ lắm, ông ấy tiếc thức ăn từ hôm trước, ăn vào và bị tiêu chảy. Sau đó, ông ấy buồn nôn và nôn, đau bụng, sốt, đi ngoài nhiều lần nên rất mệt mỏi... Tôi có cho ông ấy uống Thuốc cầm tiêu chảy mà tiêu chảy vẫn chưa cầm được thì lại xảy ra tình trạng này.

- Ông nhà dùng Thuốc gì ạ? Bác sĩ hỏi bà Mai.

- Cái Thuốc... “lô” gì nhỉ, à đây rồi (bà Mai móc trong túi áo ra vỉ Thuốc mà chồng bà đã uống), bà chỉ vào vỉ Thuốc rồi đọc “lô-pe-ra-mít” (loperamid). Quê tôi vẫn bảo nhau dùng Thuốc này để chữa tiêu chảy mà.

Đợi cho đến lúc bệnh tình của ông Hồng ổn rồi bác sĩ mới giải thích cho ông Hồng và bà Mai hiểu được sự nguy hiểm của việc dùng Thuốc cầm tiêu chảy sai cách. Bác sĩ cho biết:

- Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, nếu dùng ngay Thuốc cầm tiêu chảy sẽ không tốt, vì xét dưới góc độ phòng vệ thì đây là một phản ứng có lợi. Cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc, vi khuẩn... ra khỏi cơ thể. Nếu dùng Thuốc cầm tiêu chảy ngay từ đầu khiến vi khuẩn không thoát ra ngoài và tích tụ lại dẫn tới nhiễm khuẩn huyết qua đường tiêu hóa. Việc nhiễm khuẩn huyết diễn ra khá nhanh, với trường hợp của ông, chỉ sau một ngày tự ý dùng Thuốc, ông đã có biểu hiện bụng chướng, vi khuẩn đã xâm nhập vào máu và gây sốc nhiễm khuẩn huyết. Nếu không kịp thời can thiệp thì nguy cơ Tu vong là rất cao. Vì vậy, không nên dùng Thuốc chống tiêu chảy ngay từ đầu.

Do tiêu chảy cấp gây mất nước và chất điện giải, cho nên trong điều trị (đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi), vấn đề hàng đầu là bù nước và chất điện giải như oresol (ORS). Chỉ dùng Thuốc cầm tiêu chảy khi tiêu chảy không khu trú, kéo dài...

Rồi bác sĩ nhấn mạnh: Khi bị tiêu chảy người bệnh không nên tự ý mua Thuốc điều trị, bởi ngay với bệnh nhân bị tiêu chảy, các bác sĩ cũng phải khám và làm các xét nghiệm mới kê được một đơn Thuốc cho bệnh nhân chứ không thể dùng Thuốc tuỳ tiện được.

Bảo Lâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dung-sai-thuoc-cam-tieu-chay-se-nguy-hiem-20932.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại nước ta, thống kê mỗi năm có khoảng 500.000 người bị bệnh tiêu chảy, trong đó có những bệnh nhân tiêu chảy cấp, xảy ra chủ yếu ở trẻ em với các trường hợp Tu vong.
  • Em đọc được thông tin trên mạng. Có bà mẹ khẳng định là cho con uống Thuốc ngừa tiêu chảy cấp bị lồng ruột mà triệu chứng của lồng ruột là táo bón...
  • Bác sĩ Phạm Doãn Bạch Mai cho biết, tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng bất thường, và đi trên 3 lần trong 24 giờ.
  • Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và Tu vong cao cho trẻ em ở các nước nghèo, các nước đang phát triển.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính (xuất hiện đột ngột và kéo dài không quá 4 tuần) hay mạn tính (dai dẳng). Tiêu chảy dẫn đến tình trạng mất nước, gây mệt mỏi, chóng mặt, mất ý thức, nhịp tim nhanh, hôn mê
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY