Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Giải đáp Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Theo các chuyên gia, đau dạ dày nên ăn sữa chua để cải thiện bệnh. Nhưng người bị dị ứng sữa chua không nên sử dụng

mặc dù chứa phần lớn hệ vi sinh có lợi và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng trong một số trường hợp sử dụng sữa chua lại khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. chính vì nguyên nhân này, hầu hết người bệnh đều thắc mắc đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? để hiểu hơn về vấn đề này, người bệnh cần tìm hiểu và nắm rõ các tính chất cơ bản trong việc dụng thực chữa bệnh đúng cách nhằm khắc phục bệnh hiệu quả.

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua là sản phẩm bơ sữa được lên men bởi chủng khuẩn lactobacteriaceae. với thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, giàu chất đạm, vitamin và khoáng chất, sữa chua giúp bổi bổ cơ thể những lúc bệnh tật. không những thế, thực phẩm lên men tự nhiên này còn được sử dụng để điều trị đau dạ dày và các vấn đề liên quan khác như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy hoặc cúm dạ dày.

Bên cạnh đó, sữa chia còn chứa nhiều men vi sinh có lợi, rất tốt cho hệ thống đường ruột. sau khi dung nạp vào cơ thể, chúng chuyển hóa và giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn hp và một số chủng khuẩn gây hại khác. từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm giảm triệu chứng và phòng ngừa đau dạ dày tái phát.

Thế nhưng, bên cạnh số đông bệnh nhân sử dụng cũng có rất nhiều người bệnh kiêng ăn sữa chua khi đang mắc bệnh dạ dày. bởi họ sợ tính acid có trong loại thực phẩm này có thể là nguyên nhân làm tăng lượng acid trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương và bệnh trở nên nghiêm trọng.

Tuy nhiên, theo giải thích của các chuyên gia tư vấn sức khỏe về bệnh lý dạ dày, hàm lượng acid chứa trong sữa chua rất nhỏ, hoàn toàn không đáng kể so với lượng acid có trong dạ dày. do đó, người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không cần lo lắng về việc tăng tiết acid dịch vị dạ dày gây viêm.

Ngoài giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, sữa chua được các nhà nghiên cứu thụy sỹ, nhật bản và italy chứng minh có tác dụng kháng thể chống khuẩn. việc bổ sung thường xuyên thực phẩm này sẽ giúp làm tăng hàm lượng interferon gấp 3 lần trong máu. hoạt chất này là một kháng thể không đặc hiệu của tế bào, có công dụng chống lại nhiễm trùng vi khuẩn hoặc vi rút. do đó, sử dụng sữa chua đều đặn mỗi ngày sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày.

Những lưu ý ăn sữa chua khi bị đau dạ dày

Khi ăn sữa chua để giảm kích ứng dạ dày, các bạn nên tuân thủ nguyên tắc ăn sau đây:

    Không ăn sữa chua khi đang đói: Như đã đề cập ở trên, sữa chua có chứa lượng acid nhỏ không đáng kể, không gây hại dạ dày. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng thực phẩm này khi bụng đang đói sẽ làm tăng nguy cơ tăng tiết acid gây đau rát dịch vị dạ dày. Không những thế, sử dụng sữa chua lúc đói sẽ tạo điều kiện cho dịch vị giết ch*t vi khuẩn có lợi trong sữa chua, làm giảm tác dụng lợi ích đối với hệ đường ruột. Do đó, để tránh tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các bạn nên ăn sữa chua sau khi ăn no. Thời điểm ăn tốt cho việc giảm đau và giảm viêm là cách bữa ăn sáng và tối khoảng 1 – 2 tiếng
  • Không làm ấm sữa chua khi sử dụng: Dựa vào tính chất vật lý, sữa chua sẽ bị vón cục khi đun nóng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng lợi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt dẫn đến mất dần chức năng tăng sức đề kháng bảo vệ dạ dày. Vì vậy, để thực phẩm này phát huy tối đa tác dụng, các bạn không nên làm ấm trước khi sử dụng. Cách tốt nhất là chỉ nên bảo quản sữa chua trong tủ lạnh ở nhiệt độ lạnh thích hợp.
  • Chọn loại sữa chua phù hợp với từng đối tượng bệnh: Chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa ở mỗi độ tuổi thường khác nhau. Do đó, ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có loại sữa chua phù hợp. Đây chính là lý do vì sao trẻ em không nên sử dụng sữa chua của người lớn.
  • Sử dụng sữa chua chung với thực phẩm khác: Có thể kết hợp sữa chua chung với một số loại nguyên liệu khác để tăng giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Các bạn có thể dùng thực phẩm lên men này với dâu tây, việt quất hoặc bánh mì,… Tuy nhiên, không nên dùng sữa chua với đồ ăn đông lạnh hay xúc xích,… Bởi sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón, khiến bệnh viêm đau dạ dày ngày càng nghiêm trọng hơn.

Trường hợp không nên dùng sữa chua khi đau dạ dày

Bên cạnh đối tượng nên sử dụng sữa chua mỗi ngày để điều trị đau dạ dày, những trường hợp sau đây không nên dùng thực phẩm này để tránh bệnh thêm nặng.

    Người không dung nạp Lactose có trong sữa chua: Nếu bạn không dung nạp được đường sữa, ăn sữa chua chính là nguyên nhân gây đau dạ dày. Bởi cơ thể thiếu enzyme lactase, không thể phá vỡ đường sữa thành các đường đơn giản. Do đó, khi bạn tiêu thụ, các dưỡng chất và đường chứa trong sữa chua không được tiêu hóa và hấp thu dẫn đến tình trạng đầy hơi, đau dạ dày.
  • Người bị dị ứng sữa: Theo các chuyên gia, đau dạ dày sau khi ăn sữa chua có thể liên quan đến vấn đề dị ứng sữa. Thông thường, tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể gặp phải hiện tượng này nếu hệ thống miễn dịch suy yếu. Nếu bị dị ứng sữa, các bạn nên loại bỏ sữa chua ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để tránh phản ứng dị ứng gây khó chịu như chảy nước mũi, gây ngứa da hoặc nổi mề đay,… Ngoài các triệu chứng này, dị ứng sữa cũng có thể gây nên các vấn đề y tế nghiêm trọng như hen suyễn, đau tức ngực, khó thở hoặc sưng mặt,… Khi gặp phải các vấn đề này, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra.
  • Tăng cân, gây béo phì: Mặc dù sữa chua có tác dụng duy trì cân nặng nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể làm tăng cân và gây béo phì. Bởi thực phẩm này có chứa lượng lớn đường và chất béo. Để kiểm soát vấn đề cân nặng, đồng thời ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, rối loạn giấc ngủ,… các bạn nên chọn sữa chua ít chất béo, ít đường hoặc không đường.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề “đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?” bên cạnh việc sử dụng thực phẩm phù hợp để đẩy nhanh tốc độ bình phục bệnh, các bạn cũng nên thường xuyên tái khám và dùng Thu*c điều trị theo đúng chỉ định từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Chữa đau dạ dày bằng quả sung bạn đã thử chưa?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-da-day-co-nen-an-sua-chua-khong)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY