Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Giải đáp thắc mắc của mẹ: Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có tự hết không?

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa là tình trạng không hiếm gặp. Vậy trẻ sơ sinh bị mụn sữa có tự hết không và mẹ nên làm gì để bé nhanh hết tình trạng này?

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có nguy hiểm gì không?

Có khoảng 20% đến 40% trẻ sơ sinh xuất hiện các nốt mụn sữa lấm tấm màu trắng. Mụn sữa thường xuất hiện khi bé được 1-2 tuần tuổi, cũng có khi là chỉ vài ngày sau sinh. Triệu chứng dễ nhận thấy là những đốm nhỏ li ti có đầu màu trắng nhỏ như đầu hạt gạo.

Tùy từng bé mà mật độ mụn sữa mọc dày hoặc thưa. Thường thị bé bị mụn sữa trên mặt, chủ yếu ở má và trán hoặc cánh mũi, ngực, lưng, chân tay… Có trẻ sơ sinh bị nổi mụn sữa trên đầu, cổ, bẹn, mông hoặc các vị trí khác nhau. Cha mẹ cần phân biệt rõ mụn sữa với rôm sảy hoặc mụn trứng cá để có biện pháp chăm sóc da cho bé phù hợp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị mụn sữa. Có thể kể đến một số nguyên nhân như:

- Sự thay đổi về hormone của người mẹ ảnh hưởng đến bé trong những tháng cuối thai kỳ

- Do mẹ dùng Thu*c trong thời gian mang thai hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề về sức khỏe nên phải dùng Thu*c. Dược tính của Thu*c cũng có thể gây ra tác dụng phụ là mụn sữa.

- Do bé sử dụng sữa bột quá nhiều đạm albumin và cũng gây ra tình trạng mụn sữa trên da bé

- Do bé bị nhạy cảm với thời tiết, khi thời tiết nóng lên khiến da bé bị kích ứng và làm nổi các mụn sữa nhỏ li ti

- Do mẹ ăn các loại đồ ăn nóng, nhiệt mà hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn non yếu.  

- Phì đại tuyến bã làm cho tuyến bã nhờn phát triển có mức và khiến trên da bé nổi các nốt mụn sữa.

Theo các chuyên gia da liễu thì dù nguyên nhân gây ra mụn sữa là gì thì mẹ cũng nên thận trọng khi thấy bé bị mụn sữa lâu và có hiện tượng sưng đỏ, lan rộng. Vì lúc này có thể bé đã bị viêm da và có dấu hiệu nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, da bé đã bị mụn sữa rồi thì sẽ dễ bị kích thích nhiều hơn khi tiếp xúc với sữa mẹ, nước bọt hay chất tẩy rửa còn sót trên quần áo. Nếu mẹ không chú ý trong cách chăm sóc bé thì có thể dẫn đến mụn mưng mủ, nhiễm trùng, khá nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị mụn sữa có tự hết không? Mẹ phải làm gì?

Khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa, mẹ đừng quá lo lắng và phiền não nhé. Đây không phải là tình trạng nguy hiểm và cũng không gây đau đớn cho bé. Nó chỉ khiến bé khó chịu một chút. Mụn sữa sẽ dần dần khô, se lại và bong vảy, sẽ biến mất không trong khoảng từ 1 tuần tới 2 tháng tùy từng bé.

Sau đây là những việc mẹ cần làm khi bé bị mụn sữa:

- Với những bé bị mụn sữa lâu hơn 1 tháng, thì mẹ nên theo dõi xem ngoài những nốt mụn sữa thì bé còn có biểu hiện nào bất thường nữa hay không. Ví dụ, nếu bé bị nổi mụn đỏ và kèm theo da sưng, tím tái, mưng mủ thì cần đưa bé tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

- Mẹ nên giữ cho da bé luôn được mát mẻ, khô thoáng. Chú ý chọn quần áo cho trẻ sơ sinh là những vật liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi, rộng rãi giúp bé dễ chịu, không cọ xát vào các vết mụn sữa làm cho bé khó chịu.

- Mẹ nên thường xuyên thay tã, lót, bỉm, quần, áo cho bé đảm bảo sự thông thoáng trên da. Tránh tình trạng da bé bị hăm, bị rôm sảy do mồ hôi khiến bí bách. Khi mụn sữa mọc nhiều ở vùng bẹn, vùng nách, cổ thì có thẻ dùng một loại kem chuyên dụng cho trẻ sơ sinh với chất liệu an toàn để làm giảm cảm giác khó chịu của bé.

- Kiểm tra lại loại sữa tắm mà bạn đang dùng cho bé. Có thể loại sữa tắm này không thích hợp với da của bé khiến bé bị kích ứng da. Hãy dừng tắm bằng sữa tắm, chỉ tắm cho bé bằng nước ấm sạch.

- Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm cho bé bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh. Có thể sử dụng các loại nước lá tắm đun lên rồi tắm cho bé cũng rất tốt. Nếu mẹ chưa biết trẻ sơ sinh bị mụn sữa tắm lá gì thì có rất nhiều loại mà mẹ có thể dễ tìm, dễ kiếm, dễ mua như: lá khế, lá sài đất, lá chè xanh…

Lựa chọn các loại lá tắm cho bé mẹ cần lựa những loại lá sạch, trước khi nấu nước tắm thì cần ngâm với nước muối loãng, rửa sạch rồi mới đem đun. Một tuần chỉ tắm khoảng 2-3 lần bằng các loại lá này, còn hàng ngày chỉ nên tắm cho bé bằng nước ấm sạch. Khi tắm cho bé thì chỉ xoa nhẹ nhàng, không nên chà xát, không nên kì cọ nhiều tránh làm xước da của bé.

- Cha mẹ nên giữ cho môi trường không khí trong nhà luôn sạch sẽ, không có bụi bẩn hay ẩm mốc. Những loại đồ dùng như quần áo, chăn đệm, khăn tã… đảm bảo luôn được phơi sấy khô và sạch sẽ trước khi cho bé mặc.

Những việc cha mẹ không nên làm khi trẻ sơ sinh bị mụn sữa

Bên cạnh những việc nên làm thì cũng có những việc cha mẹ không nên làm để chăm sóc bé sơ sinh bị mụn sữa. Mẹ hãy chú ý đừng làm những việc sau đây nhé:

- Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da cho trẻ: Vì da trẻ lúc này rất nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng, nhiễm trùng. Các loại kem mà cha mẹ tự ý dùng rất có thể sẽ là tác nhân gây nặng thêm tình trạng mụn sữa. Kể cả phấn rôm, hoặc các loại kem nẻ, kem dưỡng đều không nên sử dụng.

-Không chà xát, nặn, bóp… những nốt mụn sữa trên làn da của trẻ. Việc làm này không làm hết các nốt mụn sữa mà chỉ làm tổn thương da của trẻ, khiến trẻ bị đau và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

- Không dùng các loại xà phòng, sữa tắm có tính sát khuẩn cao sẽ làm kích ứng da của trẻ

- Nếu bé uống sữa bột, sữa công thức bị mụn sữa thì rất có thể là do bé không thích hợp uống loại sữa này. Mẹ hãy dừng loại sữa này hoặc đổi một loại sữa khác để xem tình trạng mụn sữa của bé có thuyên giảm hay không.

- Không nên cho bé mặc đồ lông, dù vào thời tiết mùa đông cũng không nên ủ ấm quá kỹ hoặc cho bé mặc quá nhiều quần áo. Việc làm này sẽ làm cho da bé bị bí bách, không thoát được mồ hôi, dễ làm cho tình trạng mụn sữa nghiêm trọng hơn.

- Chú ý tới chế độ ăn uống của mẹ vì các loại thức ăn mẹ ăn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Mẹ nên tránh ăn các loại đồ ăn dễ gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, đồ cay nóng,…

Việc trẻ sơ sinh bị mụn sữa không phải là tình trạng gì quá nghiêm trọng và nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Khi bé yêu nhà mình gặp phải tình trạng này, mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần chú ý nhiều hơn một chút trong quá trình chăm sóc da cho bé. Mụn sữa sẽ tự hết trong một thời gian ngắn thôi. Chú ý để xem có các dấu hiệu bất thường khác thì cần đưa bé tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều  trị thích hợp.

Hy vọng với những thông tin trên đây, các mẹ đã bớt đi phần nào nỗi lo lắng khi em bé của mình gặp phải tình trạng mọc mụn sữa trên da rồi. 

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/giai-dap-thac-mac-cua-me-tre-so-sinh-bi-mun-sua-co-tu-het-khong-354680.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/giai-dap-thac-mac-cua-me-tre-so-sinh-bi-mun-sua-co-tu-het-khong-354680.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/giai-dap-thac-mac-cua-me-tre-so-sinh-bi-mun-sua-co-tu-het-khong-354680)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường T*nh d*c rất phổ biến. Nhưng có bao nhiêu người thực sự hiểu biết về bệnh này.
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY