Bệnh theo mùa hôm nay

Hè về cùng nỗi lo bé bị sốt xuất huyết

Vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 hằng năm là thời điểm dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) hoành hành và mang lại hậu quả khôn lường

Theo chu kỳ 3 - 5 năm/lần, các chuyên gia dự đoán 2014 sẽ bùng phát dịch sốt xuất huyết. Trong 5 tháng đầu năm, theo báo cáo từ Bộ Y tế, số ca mắc SXH tại TP. Hồ Chí Minh đã tăng 32.2%.

Những nguy cơ luôn tiềm ẩn quanh bé

Thời tiết nóng bức và mưa nhiều vào mùa hè ở nước ta là điều kiện cực kì lý tưởng để mầm bệnh sinh sôi. Thời gian này lại vô tình rơi vào dịp các trẻ nhỏ ở nhà “xả xì trét” sau một năm học mệt nhoài và căng thẳng. Các hoạt động ngoài trời như dã ngoại, du lịch,… được xem là rất phù hợp để phát triển kĩ năng nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ bị muỗi đốt ở các bé.

Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để các bé vui chơi vận động ngoài trời, vì vậy nguy cơ muỗi “tấn công” bé sẽ gần như không thể tránh khỏi nếu không được bảo vệ kỹ

“Trước khi để cháu tham gia hoạt động hướng đạo sinh ở công viên, tôi đều căn dặn con mình luôn hết sức chú ý khi ngồi gần khu vực bụi rậm và bãi cỏ. Tuy nhiên, vì mải chơi không chú ý nên về nhà tay cháu vẫn nổi rất nhiều mẩn đỏ do muỗi đốt” - chị Thanh Hương, Q. Gò Vấp, TP.HCM cho biết. Theo chị, dù đã cố gắng phòng tránh cho con nhưng cũng xảy ra những trường hợp bất khả kháng như việc cho cháu tham gia các hoạt động ngoài trời như thế.

Còn với trường hợp của chị Phương Dung (Q. Đống Đa, Hà Nội) thì nặng nề hơn. Sau chuyến du lịch nhân kỳ nghĩ lễ kéo dài đầu tháng 5 vừa qua, về nhà bé nhà chị sốt cao liên tục hai ngày. “Đi bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ báo rằng bé bị sốt xuất huyết” – chị kể. “Mặc dầu mình luôn chú ý thoa Thu*c chống muỗi cho con đều đặn, nhưng quả thực có những nguy cơ nằm ngoài tầm tay mà một người mẹ có lúc không thể nào kiểm soát được”.

Tích cực phòng chống sốt xuất huyết vì sức khỏe gia đình bạn

Để phòng tránh SXH, khi cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, bố mẹ cần dặn dò kỹ các bé tránh xa các khu vực có nhiều bụi rậm, mặc quần áo dài tay, thoa kem chống muỗi… Còn tại gia đình, phá tan môi trường sinh sống của muỗi là nguyên tắc đầu tiên các mẹ phải luôn ghi nhớ.

Dọn dẹp nhà cửa cho thông thoáng, phát quang những bụi rậm xung quanh, thả cá bảy màu vào các chum vại được xem là những phương thức có hiệu quả nhất. Ở thành thị, các chị em đa phần rất chủ quan khi nghĩ rằng trong khu vực trung tâm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn vùng nông thôn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2013, thủ đô Hà Nội đứng đầu miền Bắc về số ca mắc dịch sốt xuất huyết.

Những khu đô thị lớn đang dần trở thành “điểm nóng” của dịch t huyết tại Việt Nam trong năm 2014

Bệnh sốt xuất huyết tấn công nhiều nhất vào đối tượng trẻ em trong khoảng từ 3 đến 10 tuổi, nên thời gian này các mẹ phải lưu ý bảo vệ chính bản thân con em mình tránh khỏi muỗi đốt. Dễ nhất là cho bé mặc quần áo dài tay, hạn chế mặc sẫm màu khi ra ngoài vì màu tối rất thu hút côn trùng, đặc biệt là muỗi.

Các bé phải ngủ màn, kể cả ban ngày. Các dung dịch, kem bôi ngoài da cũng rất hữu hiệu trong việc tránh muỗi nhưng các mẹ phải lưu ý cách sử dụng để chúng không làm tổn thương làn da non nớt của trẻ. Vệ sinh nhà cửa, phun Thu*c trừ muỗi ít nhất 2 lần mỗi tuần để tiêu diệt mầm gây bệnh SXH.

AloBacsi.vn, Theo Tân Châu - Phụ Nữ Online

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/he-ve-cung-noi-lo-be-bi-sot-xuat-huyet-n132524.html)

Tin cùng nội dung

  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY