Tình yêu và giới tính hôm nay

Huyết trắng, khi nào là bệnh lý?

Huyết trắng là dịch tiết từ đường Sinh d*c của nữ giới có màu trắng trong hơi tanh, có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường Sinh d*c...

Tại vùng Sinh d*c có rất nhiều vi khuẩn thường khu trú. Bình thường, vi khuẩn sản sinh các chất có lợi cho môi trường ống Sinh d*c và không gây nguy hiểm. Nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi, các vi khuẩn sẽ là tác nhân gây bệnh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý nhưng thông thường bệnh lý xảy ra chủ yếu do các nguyên nhân sau:

Do nấm Candida albicans: Khi nhiễm, sẽ có màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ.

Do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Khi nhiễm, sẽ có màu vàng - xanh, loãng, có bọt với số lượng nhiều kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ.

Do tạp trùng: Nếu do tạp trùng thì sẽ có màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành *m đ*o, có mùi hôi.

Viêm lộ tuyến tử cung: Là tình trạng các lộ tuyến bị viêm nhiễm, khi V*ng k*n có các dấu hiệu ra nhiều khí hư, ra màu sữa đục, dính bệt thành từng mảng, có thể có mùi hôi... hoặc bị xuất huyết nhẹ sau khi quan hệ T*nh d*c. Khi có những biểu hiện trên, cần đi khám chuyên khoa để được điều trị.

U xơ tử cung: thường liên quan đến sự rối loạn chức năng buồng trứng, sự xuất tiết quá nhiều nội tiết tố nữ cho nên bệnh có xu hướng teo sau thời kỳ mãn kinh... Với triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, một số ít ra máu bất thường ở *m đ*o. Bên cạnh đó kèm theo ra nhiều, nếu bị nhiễm khuẩn thì có lẫn máu hoặc mủ.

Nếu do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật thì có màu hơi vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa.

Dấu hiệu của ung thư tử cung: huyết trắng có máu và ra máu bất thường.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết trắng bệnh lý.

Phần lớn huyết trắng không gây ra những cấp cứu về tính mạng, tuy nhiên, nếu không điều trị đúng, dứt điểm dẫn đến viêm phụ khoa mạn tính, bệnh trở nên trầm trọng có thể xảy ra những hệ lụy làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh.

Khi bị cổ tử cung lộ tuyến, nếu không điều trị dứt điểm có thể là giai đoạn đã tiến triển tiếp sau của chứng viêm cổ tử cung. Bệnh có liên quan nhiều đến các bệnh viêm nhiễm thông thường, đặc biệt trong trường hợp bị nhiễm mào gà Sinh d*c thì có nguy cơ biến đổi nghịch sản, trở thành các sang thương tiền xâm lấn và ung thư cổ tử cung; Khi huyết trắng ra dai dẳng, có mùi hôi, thậm chí có một chút máu có thể là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn tiền ung thư tử cung.

Vì vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, cần đến khám bệnh tại một cơ sở y tế có chuyên khoa để được điều trị thích hợp. Ví dụ điều trị nấm cần phối hợp điều trị tạp trùng, sau đó phải điều trị phòng ngừa nhiễm nấm tái phát cả cho chồng của người bệnh. Cho nên để tránh bị viêm nhiễm kéo dài ở vùng *m đ*o, cần điều trị tích cực, dứt điểm cho bệnh khỏi hoàn toàn.

Nhiều trường hợp chị em phụ nữ khi mắc bệnh ngại ngùng không điều trị, bệnh diễn tiến dai dẳng và gây những biến chứng nguy hại cho sức khỏe . Do vậy, việc vệ sinh V*ng k*n hằng ngày, đúng cách là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa mắc cũng như tái mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Cần tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện. Luôn giữ cho bộ phận Sinh d*c ngoài khô, sạch; không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong *m đ*o để lau *m đ*o. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên. Tránh lội và ngâm mình lâu ở vùng nước ô nhiễm. Trong kỳ kinh, dùng băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay 1 lần). Không nên dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh V*ng k*n. Không tự thụt rửa *m đ*o khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.

BS. Nguyễn Xuân Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/huyet-trang-khi-nao-la-benh-ly-n170336.html)
Từ khóa: huyết trắng

Chủ đề liên quan:

bệnh lý huyết trắng

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, em 22 tuổi, thường xuyên bị ra rất nhiều huyết trắng ở bộ phận Sinh d*c.
  • Thiếu sắt, cơ thể sẽ mệt mỏi da xanh xao, nhức đầu, mất ngủ... Tuy nhiên, việc bổ sung sắt như thế nào không thể tùy tiện.
  • Mẹ em 63 tuổi, tiểu cầu trong máu đột ngột tăng nhanh trên 2000. Hiện tại bác sĩ vẫn chưa có hướng điều trị.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có những cảm xúc buồn, thương, giận, ghét.
  • Nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc nói dối thường xuyên, dù không hại ai, nhưng khoảng 10lần/tuần sẽ tạo thành bệnh lý nói dối.
  • BV Đại học Y Dược TPHCM tổ chức chương trình tư vấn và khám miễn phí với chủ đề “Bệnh lý bàng quang tăng hoạt” vào sáng chủ nhật 2/11.
  • Được gọi là tiểu nhiều (đa niệu) khi thể tích nước tiểu trên 3 lít trong 24 giờ ở người lớn hoặc trên 2 lít/1m2 da ở trẻ em.
  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Xin giới thiệu bài Thu*c hay giúp chữa bệnh huyết trắng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY