Dinh dưỡng hôm nay

Khung pháp lý đã hoàn thiện để triển khai quyền tham gia của trẻ em

(MangYTe) - Quyền tham gia của trẻ em là một trong những quyền cơ bản của trẻ em, trong những năm gần đây, quyền tham gia của trẻ em đã có những hành lang pháp lý rất quan trọng trong việc triển khai thực hiện tại Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 quy định: "trẻ em được nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em..." (khoản 1 điều 37).

Khung pháp lý đã hoàn thiện để triển khai quyền tham gia của trẻ em - Ảnh 1.

Trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em.

Điều 33 luật trẻ em năm 2016 quy định: "trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em". điều 34 "trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng".

Khung pháp lý đã hoàn thiện để triển khai quyền tham gia của trẻ em - Ảnh 2.

Các em được tham gia câu lạc bộ quyền trẻ em.

Tại điểm a khoản 2 điều 74 "trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện"; khoản 2 điều 78 "hằng năm, hội đồng nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấn đề trẻ em quan tâm".

Điều 49 và điều 50 nghị định số 56/2017/nđ-cp ngày 09/5/2017 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật trẻ em quy định trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.

Khung pháp lý đã hoàn thiện để triển khai quyền tham gia của trẻ em - Ảnh 3.

Trẻ em tự tin nói lên tiếng nói của mình.

Các quyết định của thủ tướng có quy định về quyền tham gia của trẻ em: quyết định số 1235/qđ-ttg ngày 03/8/2015 của thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020. quyết định số 06/qđ-ttg ngày 03/01/2019 ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, trong đó có tiêu chí 11: trẻ em được thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

Các thông tư có quy định về quyền tham gia của trẻ em: thông tư số 36/2018/tt-blđtbxh ngày 26/12/2018 về việc hướng dẫn thực hiện lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, quyết định, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em; thông tư số 28/2019/tt-blđtbxh ngày 26/12/2019 của bộ lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn tổ chức tháng hành động vì trẻ em; thông tư số 29/2019/tt-blđtbxh ngày 26/12/2019 của bộ lao động - thương binh và xã hội hướng dẫn tổ chức diễn đàn trẻ em.

Có thể khẳng định, các văn bản pháp lý quốc tế và của việt nam đã tạo khung pháp lý cho việc thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

VÂN KHÁNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/khung-phap-ly-da-hoan-thien-de-trien-khai-quyen-tham-gia-cua-tre-em-2020121911104376.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY