Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Làm gì khi bị tiêu chảy do kháng sinh?

Theo mô tả thì bạn đã bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn. Do đó, để điều trị bệnh này nhất thiết phải dùng kháng sinh và một số Thu*c kèm theo như bạn đã nêu trong thư.
Tôi bị ho, sốt, tức ngực khó thở. Tôi đã đi khám và chụp Xquang, bác sĩ kết luận bị viêm phế quản cấp và cho uống kháng sinh">kháng sinh, Thu*c giãn phế quản và long đờm. Tôi uống Thu*c được 2 ngày thì thấy dễ thở và bớt sốt nhưng lại bị đau bụng và đi ngoài phân lỏng. Tôi sợ quá nên dừng kháng sinh">kháng sinh, vì thế nên tôi bị sốt trở lại. Xin hỏi vì sao lại thế và tôi nên làm thế nào?

Bích Vân (Bắc Ninh)

Theo mô tả thì bạn đã bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn. Do đó, để điều trị bệnh này nhất thiết phải dùng kháng sinh và một số Thu*c kèm theo như bạn đã nêu trong thư. Khi sử dụng kháng sinh, một trong những tác dụng không mong muốn là gây nên rối loạn tiêu hoá, đặc biệt với những kháng sinh mạnh, có phổ kháng khuẩn rộng. Nguyên nhân do Thu*c vừa diệt vi khuẩn gây bệnh, vừa diệt cả các loại vi khuẩn sống cộng sinh có lợi trong đường ruột (bình thường các vi khuẩn này có một tỷ lệ khá hằng định trong ruột, giúp cho cơ thể trong quá trình tiêu hoá và hấp thu một số chất), gây nên sự mất cân bằng về mặt vi khuẩn trong đường ruột dẫn đến triệu chứng rối loạn tiêu hoá. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tiếp tục dùng Thu*c kết hợp thêm với một số Thu*c có chứa tỷ lệ vi khuẩn nhất định, thường được gọi là men tiêu hóa, Thu*c này sẽ giúp cân bằng lại vi khuẩn và các triệu chứng rối loạn tiêu hoá sẽ giảm và khỏi. Trong trường hợp rối loạn tiêu hoá nặng, tiêu chảy nhiều dẫn đến rối loạn nước - điện giải hoặc nguy cơ trụy tim mạch thì bắt buộc phải dừng Thu*c và thay bằng loại kháng sinh khác phù hợp hơn. Trong thư, bạn không nói đến mức độ đi ngoài nặng hay nhẹ, nên tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ và kể thật cụ thể các triệu chứng, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Bạn tuyệt đối không nên tự ý dừng Thu*c bởi bệnh không những không khỏi mà còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng Thu*c rất cao. Khi ấy việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

TS. Nguyễn Hải Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-lam-gi-khi-bi-tieu-chay-do-khang-sinh-19566.html)

Tin cùng nội dung

  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY