Tình yêu và giới tính hôm nay

Làm gì khi con nghẹn đường thở

(MangYTe) - Thức ăn quá to hoặc thói quen cho đồ vật vào mồm có thể khiến bé nghẹn đường thở nếu không được bố mẹ để mắt tới. Bố mẹ phải làm sao để phòng tránh và xử lý trường hợp này?

Chú ý tới thức ăn của bé

Nhiều loại hoa quả nhỏ như nho hay các viên kẹo sữa có thể gây nghẹn cho trẻ nhỏ. Vì vậy, khi cho bé ăn những thực phẩm này, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý. Ngoài ra, khi cho bé ăn thịt hoặc những thực phẩm có miếng, tảng to, bạn cũng cần cắt nhỏ kích cỡ để vừa bằng móng tay của bé. Có như vậy, bé mới dễ dàng nuốt được thức ăn mà không lo bị nghẹn.

Để mắt tới vật dụng trong nhà

Ngoài thức ăn, bé yêu còn có thể bị nghẹn khi cắn túi ni-lông, thổi bóng bay, nuốt phải cúc áo, đồng xu… chính vì vậy, những vật dụng nguy hiểm này phải được để xa tầm tay của bé. Đặc biệt, những viên Thu*c nén hay con nhộng cũng có thể bị kẹt lại ở cổ họng của bé và cần được cha mẹ lưu ý.

Không vội vã khi ăn

Giờ ăn cho bé có thể sẽ rất dai dẳng, mệt mỏi. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên thúc ép, liên tục bón cho bé ăn. Hãy ghi nhớ việc chia nhỏ từng thìa thức ăn và cho bé thời gian nhai, nuốt từ từ để tránh nguy cơ nghẹn.

Tư thế ngồi chuẩn xác

Hãy để bé ngồi thẳng khi ăn để tránh trường hợp thức ăn gây nghẽn khí quản. Ngoài ra, khi cho bé ăn, cha mẹ nên tránh để bé nô đùa, chạy nhảy. Và sau khi ăn xong, nên đảm bảo cho bé nằm ngửa để bé dễ dàng hô hấp, tiêu hóa.

Dạy bé nhai thức ăn

Nhai thức ăn nên sớm trở thành thói quen đối với bé yêu. Các bậc phụ huynh nên dạy bé nhai kĩ thức ăn trước khi nuốt, tránh việc nuốt chửng vì điều này có thể gây nguy hiểm cho bé.

Trà Xanh

Theo Mom

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (http://dantri.com.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/lam-gi-khi-con-nghen-duong-tho-20191127101553800.htm)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY