Nha khoa Phục hình hôm nay

Nha khoa phục hình đảm nhận các chức năng cấy ghép implant và nắn chỉnh răng. Trong đó, phương pháp cấy ghép implant nhằm bảo tồn xương răng và giảm thiểu tiêu xương sau khi mất răng do nhổ răng sâu quá nặng (không thể chữa tuỷ), do bị nha chu, tai nạn và chịu tác động ngoại lực. Kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp đặt trụ Implant vào xương hàm, đóng vai trò như một chân răng thực thụ. Bên cạnh đó, khoa còn thực hiện các kỹ thuật ghép xương, nong rộng xương, nâng sàn xoang hàm để có đủ kích thước xương cần thiết cho cấy ghép. Các bệnh thường gặp như: Mất răng, răng sâu nặng, thương tổn xương răng, răng vẩu, răng ngược, răng khấp khểnh, hở hàm ếch, lệch lạc xương hàm mặt,...

Lợi ích của chỉ tơ nha khoa

Khi dùng chỉ tơ nha khoa, mảng bám sẽ được lấy khỏi bề mặt răng (kẽ răng) trước khi chúng có cơ hội hình thành vôi răng.

Mảng bám vi khuẩn hình thành trên bề mặt của răng sau mỗikhi ăn. Nếu đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa không đúng cách, mảng bám vikhuẩn sẽ hình thành, về lâu dài sẽ gây sâu răng và viêm nướu. Đây là lý do tạisao ta phải chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa mỗi ngày.

Khi dùng chỉ tơ nha khoa, mảng bám sẽ được lấy khỏi bề mặtrăng (kẽ răng) trước khi chúng có cơ hội hình thành vôi răng.

 Mảng bám và vôi rănglà nguyên nhân gây ra sâu răng cũng như các bệnh lý về nướu. Các bệnh lý nướurăng nếu không điều trị sẽ dẫn đến bệnh viêm nha chu, gây mất xương và cấu trúcnâng đỡ răng, làm răng lung lay. Viêm nha chu đòi hỏi rất nhiều phí tổn và thờigian điều trị.

Nên tập cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa càng sớm càngtốt. Tuy nhiên, trẻ 5-6 tuổi không biết cách tự làm sạch răng bằng chỉ tơ nhakhoa, vì thế cha mẹ nên làm giúp cho cháu.

Mặc dù răng của trẻ bé và kẽ răng rộng nên có thể không dùngchỉ, nhưng các răng cối sữa thường khít, vì vậy việc dùng chỉ tơ nha khoa làmsạch thức ăn ở vùng này và ở mặt xa răng cối trong cùng là rất cần thiết.

Các dạng chỉ tơ nhakhoa

Chỉ tơ nha khoa thường có hai dạng chính: dạng cuộn tronghộp và dạng gắn cố định trên một cung nhỏ giống như cung tên (stock handydental floss, hay còn gọi là floss-toothpick).

Chỉ tơ có thể có sáp hoặc không với đường kính lớn nhỏ tùytheo nhu cầu sử dụng.

Ngoài ra, người ta còn thêm vào chỉ tơ một hoặc nhiều chấtnhư: sodium fluoride, stannous flouride, chất kháng vi sinh vật (kháng khuẩn,kháng amip (anti-amoebic), chất ức chế sự lên men (anti-yeast), chất chống ungthư (antineoplatic), chlorexidine, triclosan, hương liệu...

Cách sử dụng chỉ tơnha khoa

Chỉ tơ nha khoa thích hợp và tốt phải là loại dễ sử dụng vàkhông gây chấn thương cho nướu răng. Ở đây, xin giới thiệu phương pháp lấy sạchmảng bám giữa các kẽ răng bằng chỉ tơ cuộn.

Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30-45cm. Cuộn hai đầu chỉ vàohai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữacòn một đoạn khoảng 3-5cm.

Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốnsợi chỉ ôm quanh răng. Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng. Nên đưa sợi chỉ nhẹnhàng dưới nướu một ít. Như vậy ở mỗi kẽ răng, ta lặp lại động tác trên ít nhấthai lần, một lần cho phía bên phải của kẽ răng, một lần cho phía bên trái.

Một số điều cần lưu ý

- Khi dùng chỉ tơ nha khoa, đừng lo lắng nếu có chảy một ítmáu ở vùng nướu dùng chỉ, đây là hiện tượng bình thường, nhất là trong trườnghợp không sử dụng chỉ thường xuyên. Khi dùng chỉ mỗi ngày, hiện tượng chảy máusẽ ngày càng ít đi và biến mất sau một thời gian.

- Việc chải răng và dùng chỉ tơ phải được thực hiện trên cảnướu và từng răng của cả hàm trên lẫn hàm dưới. Đặc biệt là các mặt xa của răngcối trong cùng vì nơi này thường bị bỏ sót khi chải răng.

- Mang theo chỉ tơ trong túi xách hoặc để trong ngăn tủ vănphòng để có thể sử dụng khi cần thiết. Đương nhiên là không dùng nơi công cộng.

- Lưỡi cũng là nơi đọng thức ăn, tạo hơi thở hôi. Nạo lưỡi 2lần/ngày bằng cây nạo lưỡi sẽ giúp bạn có hơi thở thơm và sự tự tin.

- Đừng quên khám răng định kỳ 6 tháng một lần để có thể pháthiện và điều trị sớm những bệnh lý về răng miệng, cũng như có được những lờikhuyên hữu ích từ bác sĩ nha khoa về tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.

Theo Tiến sĩ Ngô ĐồngKhanh - Sức khỏe và đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/loi-ich-cua-chi-to-nha-khoa-n12589.html)

Tin cùng nội dung

  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Một số lưu ý khi kiểm tra răng miệng bằng phim X quang.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY