Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Mách mẹ cách nghe nhịp thở phát hiện bệnh hô hấp ở trẻ em

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai), thay đổi nhịp thở là một trong những dấu hiệu phát hiện được khi có những rối loạn về chức năng hô hấp.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai), thay đổi nhịp thở là một trong những dấu hiệu phát hiện được khi có những rối loạn về chức năng hô hấp.

Đếm nhịp thở

Thay đổi nhịp thở là một trong những dấu hiệu phát hiện được khi có những rối loạn về chức năng hô hấp. Nhịp thở phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố thay đổi theo tuổi. Vì vậy đếm nhịp thở là một trong các cách tiếp cận chẩn đoán bệnh lý hô hấp.

Tuy nhiên đếm nhịp thở cho trẻ nhỏ sẽ cần phải lưu ý vì nhịp thở của trẻ rất dễ bị thay đổi, đặc biệt là khi có các kích thích bên ngoài. Chẳng hạn như nhịp thở của trẻ sơ sinh trong tuần đầu có thể thay đổi từ 40-50 lần/1 phút và nhìn chung là nếu nhịp thở dưới 60 lần/ 1 phút thì vẫn ở giới hạn bình thường. Sau những đợt ngừng thở ngắn, trẻ sơ sinh có thể tăng nhịp thở lên, có co rút lồng ngực và phập phồng cánh mũi trong một thời điểm nhất định.

Các trẻ lớn bị bệnh phổi hạn chế có thể làm cho nhịp thở nhanh hơn và trẻ thở nông hơn.

Nghe các tiếng thở bằng tai

Bình thường ta không nghe thấy tiếng thở vào hoặc thở ra của trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ bị một số bệnh ở đường hô hấp ta có thể nghe thấy một số tiếng thở bất thường bằng tai hoặc bằng ống nghe.

Tiếng thở rên: Là tiếng thở ngắn, phát ra ở thì thở ra, có thể nghe được khi ta ghé sát tai vào miệng trẻ. Tiếng thở này thường gặp ở các trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng. Khi đó, phổi của trẻ thường có xu thể xẹp lại. Để chống lại xẹp phổi, trẻ cố gắng giữ lại thêm thể tích cặn chức năng bằng cách đóng nắp thanh quản lại ở cuối thì thở ra.

Thở rít: Là tiếng thở phát ra ở thì thở vào, có thể nghe được bằng tai khi quan sát trẻ thở. Tiếng thở này gặp trong các bệnh có hẹp đường thở trên, đoạn phía ngoài lồng ngực gây ra do các bệnh như: viêm thanh quản, mềm sụn thanh quản, dị vật đường thở…

Thở khò khè: Là tiếng thở phát ra ở thì thở ra, có thể nghe được bằng tai khi ta ghé sát tai vào miệng trẻ. Tiếng thở này là do tắc nghẽn ở đường hô hấp dưới, từ phế quản trở xuống, thường gặp trong các bệnh viêm tiểu phế quản, hen, các khối u hoặc dị dạng mạch máu lớn chèn ép vào phế quản… Cần phải phân biệt với tiếng thở khụt khịt do tắc mũi do ứ đọng đờm dãi ở mũi họng. Tiếng thở này thường phát ra ở cả hai thì thở ra và thở vào và sẽ mất đi khi ta hút sạch dịch ở mũi họng.

Nghe phổi bằng ống nghe

Trẻ bị các bệnh phổi tắc nghẽn thì nhịp thở thường chậm lại và trẻ thở sâu hơn. Khi bị tắc nghẽn đường thở ở ngoài lồng ngực (từ mũi đến giữa khí quản) thì thường kéo dài thì thở vào và có tiếng rít thì thở vào. Khi bị tắc nghẽn đường thở đoạn nằm ở trong lồng ngực thỉ thở ra thường kéo dài hơn thì hít vào và khi đó bệnh nhân thường có hiện tượng co kéo cơ hô hấp phụ.

Với các bác sĩ, nghe phổi bằng ống nghe là biện pháp thăm khám lâm sàng có thể đánh giá được tiếng thở vào và thở ra xem tiếng thở đó có bị kéo dài ra không hoặc có nghe được rõ không sẽ đánh giá được luồng khí vào phổi. Kéo dài thì thở ra khi nghe phổi thường gặp trong các bệnh phổi tắc nghẽn như hen phế quản hoặc viêm tiểu phế quản. Giảm hoặc mất tiếng rì rào phế nang khi nghe phổi thường gặp trong các tình trạng tràn dịch, tràn khí màng phổi, xẹp phổi hoặc trong các tình trạng bệnh quá nặng hoặc bệnh nhân sắp ngừng thở.

Nghe phổi có thể thấy được các tiếng rít, ngáy hay gặp trong hen, ran ẩm hay gặp trong viêm phổi, viêm tiểu phế quản và cả hen nữa.

Nghe phổi bằng ống nghe có thể nghe được tiếng thở rít thì thở vào do tắc nghẽn ở đường hô hấp trên vang xuống nhưng thường thì không rõ bằng khi ta nghe bằng tai và đưa gần tai vào miệng trẻ.

Gõ phổi

Gõ phổi thường trong các bệnh phổi hạn chế và gõ trong ở các bệnh phổi tắc nghẽn. Gõ phổi sẽ rất khó đánh giá được nếu thực hiện trên trẻ sơ sinh nhẹ cân vì các tiếng gõ vang ra từ tổ chức phổi bị bệnh sẽ bị lẫn với các vùng xung quanh.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng

Khoa Nhi, BV Bạch Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mach-me-cach-nghe-nhip-tho-phat-hien-benh-ho-hap-o-tre-em-21223.html)

Tin cùng nội dung

  • Hóc dị vật đường thở có thể gây nên cái ch*t ngay tức thì cho trẻ. Nếu biết cách phản ứng nhanh, cấp cứu kịp thời thì trẻ vẫn có cơ hội cứu sống.
  • (Mangyte) - Trẻ bị sặc thức ăn hoặc hít vào mũi các vật nhỏ như hột đậu phộng, mãng cầu… nếu không sơ cứu ngay rất dễ dẫn đến ngưng thở.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY