Tin tức hôm nay

Tin tức

Một số khu vực Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng được hoạt động trở lại

100 % bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng đều có kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2. Đó là tin vui không chỉ đối với Bệnh viện này mà còn là tin được đông đảo người dân Hải Phòng phấn khởi đón nhận khi được TP Hải Phòng công bố đầu giờ chiều nay, 30-1.

Đồng thời, ubnd tp hải phòng cũng giao sở y tế cho phép các khu vực khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, khoa hồi sức cấp cứu nhi, khoa sơ sinh của bệnh viện trẻ em hải phòng được hoạt động trở lại sau khi khử khuẩn.

Cũng trong sáng 30-1, thứ trưởng y tế đỗ xuân tuyên đã đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch covid-19 tại tp hải phòng và bệnh viện trẻ em hải phòng.

Như nhân dân điện tử đã đưa tin, tối 28-1, bệnh viện trẻ em hải phòng đã bị phong tỏa, ngừng hoạt động tiếp nhận bệnh nhân ngay khi phát hiện trường hợp dương tính với sars-cov-2 tại đây. đó là người phụ nữ đưa con đến khám và điều trị tại bệnh viện. bệnh nhân đã được chuyển về hải dương điều trị. tp hải phòng đã khẩn trương khoanh vùng khử khuẩn, tập trung sàng lọc các trường hợp f1, lấy mẫu toàn bộ các khoa làm xét nghiệm. đồng thời, lập danh sách và thông báo tìm các trường hợp đến khám điều trị tại đây từ ngày 25-1 phục vụ cho truy vết…

Một số khu vực của Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng được hoạt động trở lại -0 Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.

Từ 2 giờ sáng 29-1 đến 12 giờ 30 phút ngày 30-1, hải phòng đã thực hiện cách ly, lấy mẫu xét nghiệm cho 2.032 trường hợp liên quan đến bệnh viện trẻ em hải phòng. đến chiều 30-1, 2.032 mẫu trên đều đã có kết quả âm tính với virus sasr-cov-2 lần 1, không có mẫu nào dương tính. ngành y tế hải phòng sẽ tiếp tục thực hiện xét nghiệm lần 2 và lần 3 với các trường hợp liên quan có nguy cơ lây nhiễm cao để bảo đảm an toàn cho người dân thành phố.

Tuy nhiên, trong thời gian này, Bệnh viện Trẻ em chỉ tiếp nhận bệnh nhân nặng vượt quá khả năng chuyên môn các tuyến chuyển đến và tiếp nhận những trường hợp T*i n*n cấp cứu do các xe cấp cứu chuyển đến. Những bệnh nhân mới này sẽ được bố trí điều trị tại các khu vực biệt lập bệnh nhân cũ nhằm bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/tin-tuc-y-te/mot-so-khu-vuc-benh-vien-tre-em-hai-phong-duoc-hoat-dong-tro-lai-633587/)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY