Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Ngộ độc Thuốc cam trẻ em, chuyên gia nói gì?

Thuốc cam trẻ em đang gieo giắc nỗi sợ hãi cho nhiều phụ huynh, nhưng ngược lại vẫn là “Thuốc thần” với nhiều người khi được quảng cáo với nhiều tác dụng thần kỳ cho trẻ như chống biếng ăn, chữa lở loét, tăng cường sức khỏe. Hãy nghe các chuyên gia nói gì về tình trạng lạm dụng Thuốc cam và ngộ độc Thuốc cam trẻ em.
Thuốc cam thảo dược không phải thần dược

Thuốc cam là tên gọi dân giã của một bài Thuốc dân gian chứa các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thường được sử dụng cho trẻ nhỏ để trị nóng trong, trị lở loét lưỡi, chống táo bón... và tăng cường sức khỏe cho trẻ. Loại Thuốc thảo dược này thường được bào chế dạng bột màu cam, đỏ nên dân gian gọi chung là Thuốc cam.

Theo BS.TTƯT Nguyễn Xuân Hướng (nguyên chủ tịch Hội Đông y Việt Nam): Trong Đông y có nhiều loại cam khác nhau như cam tỳ, cam can, cam gan, thận, nhiệt, hàn... và mỗi loại lại có các bài Thuốc khác nhau. Trung bình mỗi bài có từ 7 - 18 vị, tùy theo bệnh lý và cơ thể của từng trẻ mà gia giảm cho phù hợp. Như vậy Thuốc cam hoàn toàn không phải là một thần dược trị bách bệnh mà chỉ là tên chung chỉ bài Thuốc dân gian giúp điều trị một số bệnh đơn giản ở trẻ nhỏ. Các mẹ không được lạm dụng, nếu có bệnh nên cho con đi thăm khám trước khi điều trị.

Thuốc cam trên thị trường chứa thảo dược chưa được chuẩn hóa

Đa số thảo dược tại nước ta đang sử dụng trôi nổi trên thì trường. Rất nhiều trong số đó hoàn toàn không được kiểm nghiệm về chất lượng, về dư lượng độc tố. Theo Cục Quản lý y dược cổ truyền, dược liệu nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam đang chiếm hơn 80%, song chất lượng lại tù mù.

Một bé trai 4 tuổi ở Phú Quốc vừa nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM trong tình trạng ngộ độc Thuốc đông y. Qua theo dõi bệnh sử được biết, mẹ của bé trai này cho bé uống thuôc cam cùng một số Thuốc bắc và Thuốc nam khác trong hai năm. “Kết quả nồng độ chì trong máu bệnh nhi cao, bé bị thiếu máu và có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ”- bác sĩ cho biết.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn trên là do thảo dược chưa được chuẩn hóa trước khi đưa vào chế biến. Dẫn tới, thảo dược không chứa hoạt chất, nguyên liệu chứa nhiều dư lượng độc tố, đặc biệt là kim loại nặng.

Hiểm họa khôn lường rình rập trẻ

Kim loại nặng bao gồm chì, thủy ngân, asen là những độc tố thường trực trong các loại thảo dược chưa chuẩn hóa, trong các loại Thuốc cam đang được bán phổ biến để điều trị bệnh cho trẻ em. Ngộ độc cấp tính kim loại nặng ở trẻ em gây tổn thương thần kinh, gan, thận và phải cấp cứu tại các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, các loại thảo dược chưa chuẩn hóa cũng có chứa nhiều độc tố khác như độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin, Thuốc bảo vệ thực vật... có thể gây độc lâu dài cho trẻ. Nấm mốc và độc tố nấm gây bệnh nấm như viêm giác mạc, viêm màng trong tim… gây bệnh dị ứng do tiếp xúc bào tử nấm, bệnh độc tố nấm do ăn, uống phải mycotoxin (ngộ độc, nhiễm độc, tổn thương gan, ung thư gan).

Lời khuyên của chuyên gia khi chọn thảo dược trị bệnh cho bé

    Chỉ lựa chọn sản phẩm thảo dược có nguồn gốc rõ ràng.
Thảo dược chuẩn hóa châu Âu là một trong những xu hướng mới trong chăm sóc sức khỏe trẻ em tại châu Âu và trên thế giới. Đây cũng là một trong những giải pháp mang tính đột phá về tính hiệu quả và an toàn cho trẻ em tại nước ta trong thời gian gần đây, hiện nay được nhiều chuyên gia và phụ huynh tin tưởng sử dụng. Công ty dược phẩm DELAP và Pharmalife Research là đại diện đầu tiên cùng nhau cung cấp các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa châu Âu chuyên biệt chăm sóc sức khỏe Nhi khoa đã được lưu hành trong hệ thống y tế Italia hơn 13 năm và trên 48 quốc gia trên thế giới. Đây là một sự lựa chọn phù hợp của các bậc phụ huynh góp phần chấm dứt tình trạng ngộ độc thảo dược, ngộ độc Thuốc cam">ngộ độc Thuốc cam không chuẩn hóa.

Để tìm hiểu chi tiết về Thảo dược chuẩn hóa châu Âu, chuyên biệt chăm sóc bé yêu, độc giả có thể truy cập website: http://pharmalife.delap.vn/tin-tuc-su-kien/ hoặc gọi điện tới Tổng đài tư vấn sử dụng thảo dược chuẩn hóa an toàn cho trẻ, số 1800 8070.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngo-doc-thuoc-cam-tre-em-chuyen-gia-noi-gi-n135225.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY