Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Những thực phẩm gây ợ nóng bạn nên hạn chế sử dụng

Socola, bạc hà, hàng tây... là những thực phẩm gây ợ nóng mà bạn không nên dùng nhiều. Vì phần lớn chúng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, tăng trào ngược...

ợ nóng là triệu chứng của trào ngược dạ dày làm cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị thì hạn chế thực phẩm gây ợ nóng cũng là một trong những biện pháp mà bạn nên thực hiện. những thông tin sau sẽ hỗ trợ cho bạn. 

Điểm danh 11 thực phẩm gây ợ nóng mà bạn nên hạn chế dùng

Nếu muốn hạn chế được tình trạng ợ nóng thì bạn nên hạn chế dùng các thực phẩm sau:

1/ Thực phẩm giàu chất béo

Nhóm thực phẩm giàu chất béo có thể gây ợ nóng. ngay cả những thực phẩm bổ dưỡng như bơ, phô mai và các loại hạt.

Đó là do chúng có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới làm cho axit trào ngược lên thực quản và gây ợ nóng. ngoài ra, nhóm thực phẩm này còn kích thích giải phóng hormone cholecystokinin có thể làm giãn cơ thực quản dưới đồng thời khiến cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn.

2/ Bạc hà

Bạc hà có thể làm dịu các triệu chứng của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nhưng lại gây ra chứng ợ nóng.

Trong thành phần của bạc hà có chứa spearmint có thể làm giãn co thắt thực quản dưới kích thích hoạt động của niêm mạc thực quản và làm gia tăng chứng ợ nóng. trên thực tế thì những người hay dùng trà bạc hà có nguy cơ bị ơ nóng gấp đôi người không dùng. điều này tức là bạn phải hạn chế sử dụng bạc hà cũng như các sản phẩm có tinh chất bạc hà nếu muốn giảm ợ nóng.

3/ Nước ép từ cam và quýt

Nhóm trái cây này có thể kích thích triệu chứng ợ nóng. theo nghiên cứu trên 400 người thì có tới 73% người bệnh có triệu chứng ợ nóng sau khi dùng các loại nước ép cam, quýt hoặc bưởi. ngoài ta cho rằng đó là do lượng axit trong nhóm thực phẩm này. tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng hoàn toàn thuyết phục về khả năng gây bệnh của nhóm thực phẩm này.

4/ Socola

Ăn socola có thể làm chứng ợ nóng gia tăng vì nó có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến cho axit trào lên thực quản dễ dàng hơn. trong thành phần của socola cũng có chứa hormone serotonin cũng có thể làm gia tăng tình trạng này. ngoài ta hợp chất theobromine và caffeine cũng làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

5/ Thực phẩm cay

Thực phẩm này có chứa hoạt chất capsaicin có thể làm giảm hoạt động tiêu hóa, làm thức ăn bị tồn đọng lại ở dạ dày và gây ra chứng ợ nóng. hơn nữa nhóm thực phẩm này cũng kích thích thực quản bị viêm và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. vì vậy nên hạn chế ăn cay khi bạn bị ợ nóng.

6/ Muối

Dùng nhiều muối hoặc thức ăn mặn có thể làm gia tăng trào ngược dạ dày, một trong những yếu tố gây ợ nóng. Việc thêm muối vào bữa ăn làm tăng tới 70% nguy cơ mắc bệnh. Chỉ cần dùng nhiều muối 3 lần mỗi tuần đã tăng tới 50% nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên cũng chưa thể khẳng định ợ nóng đó là do muối mà có thể do cách chúng ta chế biến thức ăn.

7/ Hành tây

Đây cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ợ nóng vì nó có thể gây trào ngược dạ dày. người ta đã so sánh giữa những người ăn bánh kẹp có hành tây với những người ăn bánh không có hành tây và thấy được sự khác biệt rõ rệt.

Chất xơ trong hành tây có thể lên men và làm gia tăng tình trạng ợ hơi, làm nặng hơn triệu chứng trào ngược axit.

8/ Rượu

Uống rượu ít hoặc nhiều cũng gây ợ nóng. Vì nó có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây trào ngược thực quản và gây ra chứng ở nóng. Đồng thời đồ uống có cồn cũng làm gia tăng lượng axit trong dạ dày của bạn.

Thêm nữa, uống quá nhiều rượu có thể tác động làm hỏng niêm mạc thực quản và làm cho tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên hơn.

9/ Cà phê

Một số người hay bị ợ nóng khi uống cà phê. các nhà khoa học đã chứng minh được hoạt chất caffein trong cà phê có thể làm giãn co thắt thực quản dưới, tăng trào ngược dạ dày và tình trạng ợ nóng.

10/ Soda và đồ uống có ga

Đây là một trong những nhóm thực phẩm chính gây ra ợ nóng. vì chúng có thể tác động vào cơ thắt thực quản và làm tăng tính axit của dạ dày.

Thậm chí các nhà khoa học đã khảo sát và thống kê được sử dụng soda và đồ uống có ga làm tăng tới 69% nguy cơ bị ợ nóng.

11/ Sữa

Sữa giàu dinh dưỡng nhưng lại làm gia tăng tình trạng ợ nóng vì có thể làm gia tăng axit dạ dày. theo một nghiên cứu ở 400 người thì có tới 38% bệnh nhân bị ợ nóng sau khi dùng sữa nguyên chất. các nhà khoa học cho rằng đó là do hàm lượng chất béo trong sữa.

Một số thực phẩm có thể giảm chứng ợ nóng mà bạn nên biết

Bên cạnh những thực phẩm làm gia tăng triệu chứng ợ nóng thì có những thực phẩm làm dịu chứng ợ nóng khá tốt mà bạn nên dùng nhiều. chẳng hạn như:

    Gừng: chống buồn nôn và nôn, giảm chứng trào ngược và ợ nóng khá hiệu quả

Qua những thông tin trên, bạn đã biết được những thực phẩm gây ợ nóng mà mình nên hạn chế trong bữa ăn hàng ngày. chỉ cần hạn chế một thời gian, bạn sẽ thấy các triệu chứng giảm đáng kể.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuc-pham-gay-o-nong)

Tin cùng nội dung

  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY