Dinh dưỡng hôm nay

Nụ hôn thần Ch?t không chỉ đe dọa trẻ em, qua nụ hôn người lớn cũng có thể bị bệnh T*nh d*c nguy hiểm

Lây nhiễm bệnh T*nh d*c qua những nụ hôn có vẻ như đã diễn ra bằng cách virus chuyển từ miệng người này sang người kia.

Có không ít trường hợp em bé bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c chỉ vì... một nụ hôn của người lớn. Mới đây là ca bệnh của một bé gái 3 tuổi tại Bồ Đào Nha bị nhiễm một chủng herpes gây lở loét ở miệng do... người bố rất hay hôn con. Ca bệnh được báo cáo trên tạp chí khoa học BMJ.

Theo các chuyên gia, virus herpes vốn gây những mụn rộp Sinh d*c khó chịu ở người lớn có nguy cơ gây Tu vong rất cao ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và gây bệnh nặng ở trẻ em độ tuổi lớn hơn. Do đó, nụ hôn của cha/mẹ nhiễm virus dành cho trẻ thường được ví như 'nụ hôn thần Ch?t'.

Có không ít trường hợp em bé bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c chỉ vì... một nụ hôn của người lớn.

Thế nhưng, người ta lại chỉ nghĩ đến 'nụ hôn thần Ch?t' đối với trẻ nhỏ mà ít ai lo lắng đến chuyện người lớn hôn nhau cũng có thể lây nhiễm các bệnh mà tưởng chừng như chỉ có thể lây qua đường quan hệ T*nh d*c.

Một nụ hôn cũng có thể khiến bạn mắc bệnh lây nhiễm qua đường T*nh d*c HPV không? Câu trả lời là 'Có thể'.

Không có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra mối liên hệ rõ ràng giữa việc hôn và việc nhiễm bệnh nhiễm trùng HPV Sinh d*c. Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực sự gợi ý rằng, những nụ hôn theo kiểu miệng mở hé (hôn kiểu Pháp chẳng hạn) có thể khiến nguy cơ lây nhiễm virus HPV tăng lên.

HPV xâm nhập cơ thể người khác thông qua tiếp xúc gần gũi da với da. Do đó, lây nhiễm HPV qua những nụ hôn có vẻ như đã diễn ra bằng cách virus chuyển từ miệng người này sang người kia.

Có sự khác biệt nào giữa những kiểu hôn không?

Các nghiên cứu tập trung vào khả năng lây truyền HPV qua đường miệng tập trung vào những nụ hôn, hay còn gọi là hôn kiểu Pháp. Đó là bởi khi hôn dạng này, miệng sẽ mở, lưỡi chạm nhau khiến mức độ da tiếp da nhiều hơn so với một nụ hôn chạm môi bình thường.

Một số bệnh lây nhiễm qua đường T*nh d*c thực sự lây lan qua hoạt động hôn. Và với một số bệnh trong đó, nguy cơ lây nhiễm bệnh tăng lên khi miệng để mở.

Chia sẻ thìa, nĩa hay son môi có nguy cơ lây nhiễm HPV không?

HPV lây nhiễm qua tiếp xúc da với da, chứ không qua dịch cơ thể. Chia sẻ đồ uống, dụng cụ ăn uống và những vật khác có kèm nước bọt rất ít khả năng làm bạn lây virus này.

Phải làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh T*nh d*c HPV qua đường miệng?

- Trang bị kiến thức: Bạn càng biết nhiều về HPV là gì, cách thức lây nhiễm ra sao, bạn càng tăng cơ hội tránh những tình huống có thể làm lây lan hoặc mắc HPV.

- Thực hành quan hệ T*nh d*c an toàn: Sử dụng bao cao su hoặc tấm bảo vệ miệng (dental dams) trong khi quan hệ T*nh d*c qua đường miệng có thể giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm.

- Thường xuyên kiểm tra: Bạn và bạn tình nên thường xuyên kiểm tra xem có bị mắc bệnh lây nhiễm qua đường T*nh d*c không. Phụ nữ có thể định kì thực hiện xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Việc này làm tăng cơ hội phát hiện một bệnh nhiễm trùng từ sớm và do đó, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

- Chia sẻ: Hãy nói chuyện với bạn tình về lịch sử quan hệ T*nh d*c của bạn. Nhờ đó, bạn sẽ biết được liệu ai có nguy cơ mắc bệnh.

- Hạn chế số lượng bạn tình: Nhìn chung, việc có nhiều bạn tình có thể tăng nguy cơ tiếp xúc với HPV.

Nếu bạn thực sự bị lây nhiễm HPV, không có gì phải xấu hổ cả. Gần như mọi người đang trong độ tuổi sinh hoạt T*nh d*c – lên tới 80% - bị nhiễm ít nhất một dạng HPV trong đời. Bao gồm cả những người chỉ có một bạn tình, những người có nhiều hơn vài bạn tình và tất cả những người ở khoảng giữa 2 nhóm này.

Vắc-xin ngừa HPV có giúp làm giảm nguy cơ?

Vắc-xin HPV có thể giúp ngừa nguy cơ lây nhiễm các chủng có khả năng lớn gây ra một số dạng ung thư nhất định hoặc mụn cóc.

Nghiên cứu khoa học mới đây cũng gợi ý rằng, vắc-xin HPV có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV qua đường miệng.

Theo một nghiên cứu, tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng HPV qua đường miệng thấp hơn 88% ở những người trẻ đã từng tiêm ít nhất một liều vắc-xin HPV.

Nguồn: songkhoe.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d0994b93330854424638b42)

Tin cùng nội dung

  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY