Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị viêm da?

Trẻ sơ sinh bị viêm da không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho bé mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Trẻ sơ sinh bị viêm da là tình trạng không hiếm gặp nên cha mẹ cần có kiến thức để biết cách làm xử lý khi con bạn gặp phải vấn đề này.

Viêm da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Mẹ có biết rằng, trẻ sơ sinh có cấu tạo da cực kỳ non nớt và mỏng manh? Theo đó, cơ chế bảo vệ da của bé kém hơn 5 lần so với người lớn. Chính vì thế, những tác động từ bên ngoài như nhiệt độ, môi trường, các đồ dùng, hóa chất hay thức ăn của mẹ trong quá trình cho bé bú đều có thể tấn công làn da non nớt đó.

Trẻ sơ sinh bị viêm da là một khái niệm chung chung dùng để chỉ các phản ứng của da dưới những tác nhân bên ngoài thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng không hiếm gặp và các bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do cơ địa dị ứng của trẻ. Đây là bệnh không nguy hiểm, nếu cha mẹ và người chăm sóc trẻ biết cách xử lý thì bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp do không điều trị đúng cách và kịp thời nên để xảy ra biến chứng đáng tiếc.

Có nhiều dạng viêm da ở trẻ sơ sinh, ví dụ như: viêm da dị ứng, viêm da mủ, viêm da cơ địa, viêm da đầu, chàm thể tạng (hay viêm da thể tạng)… Tùy theo từng loại viêm da mà có cách điều trị, chăm sóc và phòng tránh khác nhau. Những tình trạng này đa số là bé sẽ khỏi và hồi phục hoàn toàn. Nếu bé viêm da cơ địa thì chỉ cần biết cách phòng tránh cho bé khỏi những tác nhân bên ngoài gây viêm da thì sẽ không lo tái phát.

Tuy nhiên, tình trạng viêm da nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh là nguy hiểm và cần phải cảnh báo. Viêm da nhiễm trùng có thể xảy ra ở nhiều mức khác nhau. Các tổn thương trên da của bé do không được xử lý đúng cách nên khiến vết thương sâu, làm cho da bị nhiễm trùng. Trên da còn xuất hiện nhiều vết đỏ, ngứa, nổi mẩn,… Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể bé và khi mẹ thấy tình trạng ngứa ngày càng tăng nặng thì nên đưa con tới ngay bệnh viện để được khám và điều trị tốt nhất.

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị viêm da như thế nào?

Tùy theo từng thể bệnh viêm da ở trẻ sơ sinh mà trẻ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, có một số những biểu hiện mà trẻ sơ sinh bị viêm da thường gặp, đó là:

- Đầu tiên trẻ có dấu hiệu đỏ, tấy, ở một khu vực da nào đó. Các vùng hay gặp nhất là cổ, lưng, má, ngực, mông, bẹn.

- Các mụn nước thường tập trung thành từng đám, gây ngứa và gây đỏ. Xung quanh khu vực nhiều mụn nước da bé có thể bị phù nề, chảy nước, ngứa nhiều.

- Khi bệnh tiến triển qua giai đoạn cấp thì thương tổn da sẽ giảm một chút, da ít phù hơn, những mụn bắt đầu khô và đỡ tấy đỏ.

- Đến giai đoạn gần khỏi, da sẽ dày thêm lên, bong vảy, vẫn còn cảm giác ngứa.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da không được chữa trị tốt có thể biến chứng dẫn đến tình trạng bội nhiễm, vết ngứa có mủ, lở loét, đau ngứa rát. Các vết ngứa, viêm nhiễm thường tập trung ở vùng mặt, đầu, cổ – nơi tập trung rất nhiều mạch máu và gần hệ thần kinh nên rất dễ gây biến chứng. Thậm chí có trường hợp gây nhiễm trùng máu, gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng khó có thể khắc phục.

Khi trẻ sơ sinh bị viêm da phải xử lý thế nào?

Khi phát hiện con mình bị viêm da thì cha mẹ cần phải bình tĩnh để xử lý tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Điều quan trọng nhất là mẹ phải giữ vệ sinh da cho bé  sạch sẽ và tránh các tác nhân gây viêm da. Sau đây là những việc mẹ cần làm trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da.

1. Thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Khi thấy con có triệu chứng bị viêm da, mẹ cần cho con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và tư vấn cách điều trị tốt nhất. Sau đó cha mẹ làm đúng theo những gì mà bác sĩ hướng dẫn.

2. Tắm và giữ ẩm da cho bé

Các chuyên gia cho rằng việc tắm rửa cho bé sạch sẽ là việc làm rất quan trọng để điều trị chứng viêm da ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên dùng nước ấm vừa phải để tắm cho bé.

Nhiều mẹ mách nhau nên tắm các loại lá cây khi bé bị viêm da. Rất nhiều mẹ lên mạng tìm hiểu trẻ sơ sinh bị viêm da tắm lá gì?  Tuy nhiên thì khi tắm nên dùng loại xà phòng dịu nhẹ và chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Không nên tự ý nấu các loại nước lá, lá Thu*c… theo sự mách bảo. Những loại nước lá đó có thể thấm vào những vết xước trên da, khiến tình trạng viêm da của bé nặng hơn.

Khi tắm cho bé mẹ hãy thao tác nhẹ nhàng, không chà xát để tránh làm xước da bé. Sau khi tắm xong khi da bé còn ẩm mẹ hãy thoa một lớp kem dưỡng ẩm phù hợp với trẻ sơ sinh hoặc chuyên dùng cho trẻ bị viêm da nhằm giúp làm mềm da, khôi phục lại lớp bảo vệ của da, ngăn chặn vi khuẩn tấn công.

3. Giữ cho da bé thông thoáng

Mẹ cho bé mặc những loại quần áo mềm mại, được làm từ các loại vải tự nhiên, tránh các loại len, các loại thô hay các vật liệu có thể gây bí mồ hôi, gây xước da hay kích ứng da của bé. Không cho bé mặc quá nóng, ủ quá kỹ, kể cả trong mùa đông, hãy để da bé được thông thoáng thì các vết viêm da mới mau lành.

Thường xuyên thay tã, bỉm cho bé khoảng 2-3 tiếng một lần. Không để bé mặc bỉm có chứa chất thải quá lâu. Chú ý khi lau sạch sẽ những vùng mông, bẹn, đùi sau khi bé đi đại tiện, tiểu tiện. Mẹ nhớ chọn loại tã bỉm mềm mại, kích thước phù hợp, thông thoáng.

4. Mẹ nên tránh các thức ăn gây dị ứng

Trẻ sơ sinh thì thức ăn chính của bé chính là sữa mẹ. Rất có thể nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da ở bé là do nguồn thức ăn của mẹ có vấn đề. Chính vì vậy, các mẹ cần biết khi trẻ sơ sinh bị viêm da mẹ kiêng ăn gì? Các loại thức ăn như đậu nành, lúa mì, đậu phộng, hải sản, sữa bò… và một số thực phẩm dễ gây dị ứng khác mà những thực phẩm mẹ nên tránh ăn.

5. Không cho bé gãi, cào xước vào vết ngứa

Trẻ sơ sinh bị viêm da thường có xu hướng cố gắng làm dịu cơn ngứa bằng cách gãi, cào, xoa lên vùng bị ngứa như tay, cổ, mặt, bụng… Việc chà xát vào vết viêm sẽ khiến tình trạng tệ hơn, thậm chí là nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ hãy cho bé nằm ở chăn đệm mềm mại, cắt sạch móng tay, đeo bao tay cho bé và thường xuyên chú ý đến bé để ngăn không cho bé gãi.

6. Không tự ý đi mua các loại Thu*c về bôi cho bé

Làn da của bé sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm và viêm da ở trẻ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, cha mẹ không có kiến thức chuyên môn thì không thể nhận định được bé vì sao bị viêm da và uống Thu*c gì, bôi Thu*c gì là thích hợp. Việc tự ý bôi Thu*c có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của bé. Mẹ cần thực hiện bôi Thu*c và uống Thu*c theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chú ý:

Khi cha mẹ thấy những biểu hiện viêm da của bé không tiến triển tốt hơn trong thời gian 1 tuần kể từ khi bắt đầu chữa trị thì cần đưa bé sơ sinh đến bệnh viện để khám lại. Khi phát hiện các dấu hiệu như da có mụn mủ, vết thương đóng vảy nâu vàng, chảy nước,… thì cần phải đưa bé đi khám ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Như vậy, trẻ sơ sinh bị viêm da hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu cha mẹ biết cách điều trị và chăm sóc con đúng cách. Hy vọng, với một số những lưu ý trên, cha mẹ đã biết cách để bảo vệ và chăm sóc bé yêu của mình. 

Minh Trang | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phai-lam-sao-khi-tre-so-sinh-bi-viem-da-351677.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/phai-lam-sao-khi-tre-so-sinh-bi-viem-da-351677.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/phai-lam-sao-khi-tre-so-sinh-bi-viem-da-351677)

Tin cùng nội dung

  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Cậu bé 12 tuổi vật lộn với bài toán lớp 2 bởi chứng suy tuyến giáp bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ.
  • Thận ứ nước là một tình trạng bệnh lý bẩm sinh gây ra do sự hẹp hay tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY