Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Phụ nữ sinh non tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch

Sinh non được cho là sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Phần lớn các em bé được sinh non có nguy cơ nghiêm trọng bị dị tật hoặc thậm chí Tu vong vì não trải qua những phát triển quan trọng vào những tuần cuối của thai kỳ.
Ngoài ra, những tuần cuối của thai kỳ cũng rất quan trọng với sự phát triển của những cơ quan cần thiết khác như phổi và gan.

Các bà mẹ không sinh con đủ tháng cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh. Nghiên cứu trước đây chỉ ra mối liên quan giữa sinh non với nguy cơ bệnh tim mạch trong cuộc sống sau này nhưng vẫn chưa rõ liệu các yếu tố lối sống trong thai kỳ hoặc các yếu tố nguy cơ tim mạch từ trước đó có ảnh hưởng tới mối liên quan này không.

Nghiên cứu mới này, được đăng trên Circulation, tạp chí của Hội Tim Mỹ (AHA) đã điều tra xem nguy cơ bệnh tim mạch trước đây có còn không sau khi điều chỉnh các yếu tố lối sống và bệnh tim mạch trước khi mang thai.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng gấp đôi ở phụ nữ sinh con trước 32 tuần.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu hiện có trên 70.182 phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe điều dưỡng 2, một nghiên cứu tiếp diễn lớn nhất về các yếu tố nguy cơ bệnh mạn tính lớn ở phụ nữ.

Họ đã phân tích mối liên quan giữa sinh non và bệnh tim mạch (CVD) và điều chỉnh các yếu tố như tuổi, trình độ học vấn và lối sống trước khi mang thai cũng như các yếu tố nguy cơ bệnh CVD của mẹ.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sinh non tương đương với nguy cơ cao hơn 40% bị CVD so với những phụ nữ sinh con đủ tháng và nguy cơ này tăng ở những phụ nữ sinh non nhiều hơn 1 lần. Phụ nữ sinh con trước tuần 32 tăng gấp đôi nguy cơ bị CVD.

Theo AHA, phụ nữ có 33% nguy cơ Tu vong vì bệnh tim mạch. Nguy cơ này tăng 36% ở những người sinh con sớm từ 3-7 tuần và tăng 60% ở những người sinh sớm từ trên 8 tuần.

TS . Rich-Edwards và nhóm nghiên cứu hi vọng rằng nghiên cứu của họ sẽ giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ cao đặc biệt bị CVD và cho phép các chuyên gia đưa ra những phương pháp phòng ngừa thích hợp.

BS Thu Vân

(Theo Medicalnewstoday)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phu-nu-sinh-non-tang-nguy-co-bi-benh-tim-mach-n127783.html)

Tin cùng nội dung

  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY