Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Sa trực tràng sau sinh – mẹ bầu cần lưu ý

Bệnh sa trực tràng sau sinh xảy ra phổ biến ở những phụ nữ sinh nở nhiều lần, vận động với cường độ nặng hoặc có chế độ sinh hoạt không đúng cách sau sinh.

phụ nữ sau sinh nếu không thực hiện một chế độ vận động và nghỉ ngơi thích hợp, sẽ rất dễ gặp phải tình trạng sa trực tràng, đặc biệt là sa trực tràng – *m đ*o. dù là bệnh lành tính và không gây ra nhiều biến chứng nhưng sa trực tràng có thể khiến người bệnh hạn chế khả năng lao động và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. 

Vì sao phụ nữ sau sinh dễ gặp tình trạng sa trực tràng?

Sa trực tràng là tình trạng phần trên của trực tràng bị thoát xuống qua đường hậu môn. theo một thống kê, có đến 35% phụ nữ sinh đẻ nhiều có nguy cơ mắc chứng sa trực tràng. có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc tỷ lệ phụ nữ sau sinh chiếm phần lớn trong số các ca sa trực tràng hiện nay. phần lớn các nguyên nhân này đều xuất hiện từ chế độ sinh hoạt, vận động sau sinh không đúng cách của các bà mẹ.

1. Lao động nặng sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường có thể lực yếu, phần đáy chậu vẫn còn mềm và dễ bị tổn thương. chính vì vậy, việc trở lại lao động quá sớm hoặc với cường độ nặng có thể làm gia tăng áp lực lên ổ bụng, dẫn đến tình trạng sa trực tràng – *m đ*o.

Đồng thời, việc vận động không đúng cách cũng có thể là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ sa trực tràng của những phụ nữ sau sinh.

2. Phụ nữ sinh nở nhiều, mật độ sinh dày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn

Theo thống kê, phụ nữ trải qua sinh nở nhiều sẽ dễ có nguy cơ mắc chứng sa trực tràng hơn so với các phụ nữ sinh nở ít. đồng thời, mật độ sinh dày đặc khiến cơ thể chưa phục hồi kịp thời, cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng sa trực tràng – *m đ*o.

3. Quá trình đỡ đẻ diễn ra không đúng kỹ thuật

Thông thường, các bà bầu sẽ được sinh nở tại những bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, nơi có các bác sĩ chuyên môn và đảm bảo cơ sở vật chất đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. điều này làm giảm đi khả năng bị tổn thương sau sinh của nhiều phụ nữ.

Quá trình đỡ đẻ nếu diễn ra không đúng kỹ thuật có thể làm tầng sinh môn của phụ nữ bị tổn thương nặng nề. và nếu không có các thao tác khâu tầng sinh môn, phục hồi hoạt động của cơ thể, tỷ lệ bị sa trực tràng – *m đ*o sẽ tăng lên đáng kể.

4. Các yếu tố nguy cơ

Ngoài những nguyên nhân trên, phụ nữ sau sinh còn là đối tượng dễ bị sa trực tràng nếu:

    Chế độ ăn không phù hợp, dẫn đến táo bón kéo dài và tăng khả năng sa trực tràng sau sinh

Để phòng ngừa bệnh sa trực tràng, các chị em phụ nữ nên thực hiện một chế độ vận động, sinh hoạt hợp lý sau sinh; Đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra mức độ hồi phục của tầng sinh môn và các cơ quan khác; Tránh vận động mạnh.

Triệu chứng của sa trực tràng sau sinh

Các triệu chứng thường gặp của sa trực tràng sau sinh thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh trĩ. tuy nhiên xét về mặt bệnh lý, đây là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau. nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây, người bệnh nên đến các sơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể:

    Xuất hiện khối sa ở hậu môn, có hình dáng và tròn theo hình tròn đồng tâm khi đi đại tiện. Trong trường hợp nặng, việc ngồi xổm cũng có thể làm xuất hiện khối sa.

Làm gì khi bị sa trực tràng sau sinh?

1. Đến các cơ sở y tế để được chẩn trị ngay khi có các triệu chứng ban đầu

Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của sa trực tràng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế ngay lập tức để chẩn trị về tình trạng bệnh hiện tại. bệnh sa trực tràng không thể tự khỏi hoặc giảm thiểu triệu chứng tại nhà, nên việc điều trị tại bệnh việc là thủ tục bắt buộc của các bệnh nhân.

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng bệnh, đưa ra các giải pháp điều trị thích hợp. một vài những loại Thu*c có thể được kê để giảm thiểu tình trạng một cách tạm thời, tuy nhiên, giải pháp sau cùng mà hầu hết người mắc sa trực tràng đều phải thực hiện đó là phẫu thuật để cắt bỏ và cố định phần bị sa, đồng thời, tạo hình lại tầng sinh môn trong trường hợp người bệnh bị tổn thương tầng sinh môn khi sinh nở.

2. Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống để tránh nguy cơ bệnh tái phát

Bệnh sa trực tràng hoàn toàn có khả năng tái phát nếu người bệnh không có được những giải pháp ngăn ngừa và cải thiện sau điều trị. chính vì vậy, dù đã được phẫu thuật và giải quyết tình trạng sa trực tràng, các bệnh nhân vẫn cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động phù hợp.

Những thông tin về bệnh sa trực tràng sau sinh được chúng tôi đề cập đến trong bài viết này không có giá trị thay thế các tư vấn chuyên khoa của những nhân viên y tế. bạn đọc nếu có thắc mắc, hãy liên hệ trực tiếp với những bác sĩ để nhận được những lời khuyên của các bác sĩ có chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/sa-truc-trang-sau-sinh-me-bau-can-luu-y)

Chủ đề liên quan:

sa trực tràng sau sinh trực tràng

Tin cùng nội dung

  • Ung thư trực tràng là u ác tính thường gặp, chiếm đầu thứ 4 trong các loại ung thư ác tính, trong đó u trực tràng tại vị trí giữa và thấp chiếm 75%.
  • Ở Việt Nam, ung thư đại trực tràng có tần suất cao và đang có xu hướng gia tăng. Do đó, cần phải nội soi tầm soát sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
  • Đi ngoài ra máu, phân lỏng lẫn máu như máu cá, đau bụng, gầy sút, chán ăn, buồn nôn… là dấu hiệu điển hình cho biết có thể bạn đã mắc ung thư đại trực tràng.
  • Em bị viêm đại tràng 5 năm nay, có 1 polyp và đã cắt bỏ 2 lần. Em điều trị bệnh đã nhiều nơi nhưng bệnh không khỏi...
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Sau khi sinh, một số sản phụ có biểu hiện đau tức âm ỉ bụng dưới. Theo quan niệm của y học cổ truyền, nguyên nhân thường do khí huyết hư, do huyết ứ hoặc hàn (lạnh) gây nên. Tùy từng nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp.
  • Ung thư đại trực tràng là bệnh phổ biến. Tiên lượng và khả năng chữa bệnh nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm tốt hơn nhiều so với ở giai đoạn muộn. Mục đích tầm soát là để phát hiện ung thư đại trực tràng khi nó đang ở giai đoạn sớm và trước khi khởi phát các triệu chứng. Tuy nhiên, một số người trẻ tuổi nhưng có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng cũng được tham gia chương trình tầm soát này.
  • Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây Tu vong liên quan đến ung thư phổ biến thứ hai ở Hoa Kỳ. Đa số trường hợp Tu vong xảy ra khi ung thư được phát hiện quá muộn để được điều trị hiệu quả. Nếu ung thư đại trực tràng được phát hiện sớm, bệnh có thể được chữa khỏi và không đe dọa đến tính mạng.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Cuối cùng điều bạn mong đợi, hồi hộp cũng đã đến, con bạn đã chào đời. Tuy nhiên, bạn gần như đã kiệt sức, không thoải mái, tâm trạng rối bời với nhiều cảm xúc đan xen, và bạn tự hỏi liệu bao lâu nữa bạn có thể mặc quần jean vừa vặn như trước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY