Són tiểu và sa cơ quan niệu - Sinh d*c ảnh hưởng không ít đến quan hệ vợ chồng, khiến người phụ nữ cảm thấy rất tự ti.
Són tiểu và sa cơ quan niệu - Sinh d*c là những chứng bệnh khó chịu không chỉ
ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bản thân người phụ nữ mà còn
ảnh hưởng không ít đến quan hệ vợ chồng, khiến người phụ nữ cảm thấy rất tự ti.
Són tiểu
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức là hiện tượng đột ngột thoát (són) nước tiểu ra ngoài lỗ tiểu khi ho, nhảy mũi, hắt hơi, tập thể dục, khi thay đổi tư thế hoặc khi khuân vác lao động nặng. Theo một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ, 15 - 60% số phụ nữ bị chứng bệnh “khó chịu” này. Mức độ són nước tiểu có thể từ nhẹ đến nặng nhưng đều gây
ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống.
Một số phụ nữ, ngoài triệu chứng tiểu không kiểm soát khi gắng sức còn bị kèm theo tiểu gấp không kiểm soát (vừa mắc tiểu là đã són ngay không thể kiềm chế để đến nhà vệ sinh kịp thời) hoặc chứng sa niệu - Sinh d*c (sa tử cung và bàng quang).
Nguyên nhân:
Do sự thoái hóa theo lứa tuổi hoặc do sinh đẻ nhiều lần, nên hệ thống cơ - dây chằng ở vùng chậu không còn đủ sức để nâng đỡ cho các cơ quan ở vùng chậu của phụ nữ như tử cung, bàng quang, niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra lộ tiểu). Khi đó, mỗi khi gắng sức (ho, rặn, thể dục, lao động nặng…) áp lực trong ổ bụng đè lên bàng quang, nhưng hệ thống cơ - dây chằng không thể giúp niệu đạo siết chặt lại nên nước tiểu trong bàng quang sẽ theo áp lực rặn thoát ra ngoài gây nên hiện tượng tiểu không kiểm soát khi gắng sức.
Các yếu tố nguy cơ dễ bị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ:
Phụ nữ có tuổi.
Số lần sinh đẻ nhiều.
Mập, nặng cân.
Phẫu thuật cắt tử cung.
Hút Thu*c lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Các xét nghiệm chủ yếu cần làm để chẩn đoán bệnh:
Tiểu không kiểm soát khi gắng sức được chẩn đoán chủ yếu dựa vào thăm khám trực tiếp bệnh nhân. Thầy Thu*c sẽ khám *m đ*o để đánh giá mức độ di động của niệu đạo và bàng quang. Đồng thời bệnh nhân sẽ ho hoặc rặn (ở tư thế nằm và tư thế đứng) để phát hiện tình trạng thoát nước tiểu. Ngoài ra khám *m đ*o còn giúp phát hiện và đánh giá tình trạng sa tử cung hoặc sa bàng quang đi kèm.
Bệnh nhân có thể cần làm thêm các xét nghiệm đo áp lực bên trong bàng quang. Ngoài ra, bệnh nhân cần làm xét nghiệm nước tiểu (để phát hiện nhiễm trùng đường tiểu), các xét nghiệm máu (để phát hiện bệnh đái tháo đường), soi bàng quang (để loại trừ bướu bàng quang nếu bệnh nhân có máu trong nước tiểu), siêu âm bụng đo thể tích nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau tiểu.
Cách điều trị:
Điều trị không phẫu thuật:
Bệnh nhân có thể luyện tập một số bài tập để tăng sức mạnh của nhóm cơ vùng đáy chậu và sử dụng kết hợp một số Thu*c uống. Khả năng cải thiện tình trạng tiểu không kiểm soát từ 30 - 50% tùy mức độ nặng - nhẹ của bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân phải cố gắng giảm cân (nếu có tình trạng quá cân nặng hoặc béo phì) và điều trị các bệnh nội khoa khác như hen suyễn, táo bón…
Điều trị phẫu thuật:
Hiện nay phẫu thuật “ít xâm hại” phổ biến nhất điều trị tiểu không kiểm soát khi gắng sức ở phụ nữ là đặt băng nâng niệu đạo (bệnh nhân có 1 vết rạch nhỏ ở phía dưới đường tiểu và 2 vết rạch nhỏ ở mặt trong đùi). Mục tiêu của phẫu thuật là đặt 1 băng nhân tạo vào dưới niệu đạo để nâng niệu đạo và cổ bàng quang lên.
Phẫu thuật có thể thực hiện với gây tê. Thời gian phẫu thuật từ 15 - 20 phút. Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể về trong ngày.
Phẫu thuật này có một số tai biến nhất định.
Sa niệu Sinh d*c nữ
Sa niệu - Sinh d*c hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu xảy ra do tình trạng suy yếu của hệ thống cơ - dây chằng nâng đỡ của vùng đáy chậu, dẫn đến sự “đi xuống” của các cơ quan vùng chậu vào *m đ*o.
Nguyên nhân và triệu chứng:
Sa cơ quan niệu - Sinh d*c là bệnh phổ biến ở phụ nữ có tuổi. Nhiều thống kê cho thấy, có khoảng 50% số phụ nữ đã sinh sản có thể bị sa cơ quan niệu - Sinh d*c. Sa cơ quan niệu - Sinh d*c có nhiều biểu hiện khác nhau: sa bàng quang (còn gọi là sa thành sau *m đ*o) hoặc sa kết hợp nhiều cơ quan cùng lúc.
Sa cơ quan niệu - Sinh d*c xảy ra khi các lớp cơ ở sàn chậu yếu đi không thể “nâng đỡ” được các cơ quan ở vùng chậu (bàng quang, tử cung, trực tràng). Đa số các trường hợp sa cơ quan niệu - Sinh d*c đều đi kèm với sa tử cung và gây nhiều triệu chứng
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Sa thành trước *m đ*o, sa bàng quang:
Khi sa bàng quang nhẹ, bệnh nhân thường không có triệu chứng. Khi sa nhiều, bệnh nhân nặng tức vùng bụng dưới, đi tiểu không hết và luôn có cảm giác “một khối u” gây vướng và khó chịu ở *m đ*o. Một số bệnh nhân có triệu chứng đau tức khi giao hợp hoặc chảy nước tiểu không kiểm soát được khi giao hợp.
Sa thành sau *m đ*o, sa tử cung:
Sa tử cung có nhiều mức độ:
Độ 1: sa nhẹ, thường không triệu chứng; chỉ phát hiện được khi khám bệnh.
Độ 2: cổ tử cung và tử cung “lấp ló” gần ra ngoài lỗ *m đ*o.
Độ 3: toàn bộ tử cung và cổ tử cung sa ra khỏi lỗ *m đ*o.
Một số bệnh nhân đã cắt tử cung nhưng vẫn bị sa “mỏm cắt tử cung” là phần *m đ*o đính xung quanh vùng cổ tử cung đã cắt.
Sa trực tràng:
Triệu chứng không điển hình. Đa số bệnh nhân có triệu chứng bón kéo dài.
Các yếu tố nguy cơ dễ bị sa cơ quan niệu - Sinh d*c.
Đã từng có thai và sinh con.
Lớn tuổi, mãn kinh.
Béo phì, u xơ lớn của tử cung.
Bệnh phổi mạn tính, táo bón mạn tính.
Lao động khuân vác nặng.
Đã từng có phẫu thuật ở vùng chậu.
Bệnh lý hoặc chấn thương cột sống.
Phương pháp điều trị:
Căn bệnh này không chỉ
ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân thường ngày của phụ nữ mà còn
ảnh hưởng không ít đến quan hệ vợ chồng của các cặp đôi.
Trước đây, để điều trị bệnh sa Sinh d*c thường áp dụng phương pháp phẫu thuật crossen tức là cắt tử cung đường *m đ*o, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau *m đ*o hoặc phẫu thuật lefort tức là khâu bịt *m đ*o. Phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc đoạn tuyệt đường chăn gối của người phụ nữ.
Tuy nhiên, theo TS.BS. Michel Lacour, chuyên gia về phẫu thuật niệu khoa của bệnh viện FV đồng thời là thành viên Hiệp hội Niệu khoa châu Âu, ngày nay kỹ thuật phẫu thuật đó rất hạn chế sử dụng. Với sự tiến bộ của y học, với các trường hợp sa Sinh d*c, các bác sĩ thường áp dụng kỹ thuật nội soi khâu treo mỏm cắt vào mỏm nhô. Phương pháp này sẽ giữ tử cung cho người bệnh vì vậy những chức năng S*nh l* như quan hệ vợ chồng hay mang thai sinh nở vẫn được bảo đảm.
Ngoài ra, theo BS. Lacour, còn có phương pháp phẫu thuật sa Sinh d*c bằng phương pháp nội soi với miếng lưới ghép đặc biệt. Đây là phương pháp áp dụng phẫu thuật nội soi với 3 lỗ nhỏ. Từ các lỗ nhỏ, các bác sĩ sử dụng tấm lưới nhỏ polypropylene đính các cơ quan bị sa vào ụ nhô (cấu trúc xương của vùng chậu). Kỹ thuật này là một phương pháp mổ nội soi hiện đại ứng dụng rộng rãi hiện nay trên thế giới mang lại nhiều ích lợi cho bệnh nhân. Vì là phẫu thuật ít xâm lấn nên vết mổ rất nhỏ, thẩm mỹ, không đau sau mổ và phục hồi nhanh, đảm bảo bệnh nhân sớm trở về cuộc sống sinh hoạt trong gia đình và xã hội như trước. Ca phẫu thuật diễn ra trong vòng 90 phút và chỉ trong vòng 3 ngày sau bệnh nhân đã có thể xuất viện.
TRUNG DŨNG (ghi)