Ngoại Thần kinh hôm nay

Khoa Ngoại thần kinh còn gọi là khoa phẫu thuật thần kinh, giữ chức năng điều trị các bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh bằng các phương pháp ngoại khoa, bao gồm phẫu thuật nội soi, vi phẫu thuật, can thiệp nội mạch, phẫu thuật tạo hình, mổ và cấy ghép. Các bệnh lý thường gặp của khoa Ngoại thần kinh như: u não, não úng thủy, thoát vị đĩa đệm, bệnh lý về chấn thương sọ não, đau dây thần kinh, dị dạng động tĩnh mạch, lún cột sống, ghép xương điều trị lao cột sống, dị dạng mạch máu não, khuyết sọ, túi phình mạch máu não, u dây thần kinh ngoại biên,...

Sử dụng khí cười- khí N2O để vui chơi, giải trí làm thay đổi trạng thái tâm thần kinh

Bộ Y tế cho biết khí N2O- còn gọi là khí cười chỉ được phép mua bán, sản xuất với mục đích công nghiệp không được cấp phép để mua bán, sản xuất với mục đích sử dụng cho người

Ủy ban nhân dân TP Hà Nội vừa có công văn khuyến cáo tác hại của khí N2O và tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh, lưu hành khí N2O.

Liên quan đến thông tin này, Bộ Y tế cho biết, khí N2O thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương quy định tại số thứ tự 120 Phụ lục số 02 Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định sô 113/2017/NĐ-CP ngàỵ 09/10/2017 cua Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.

“Như vậy, khí N2Ochỉ được cấp phép để mua bán, sản xuất với mục đích sản xuất công nghiệp không được cấp phép để mua bán, sản xuất với mục đích cho người”- Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết.

Cũng theo Bộ Y tế , căn cứ quy định tại Khoản 4 Điều 64 Luật hóa chất, Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Bộ Y tế; Nghị định số 91/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 47/2017/TT-BYT về Danh mục hóa chất cấm và hạn chê phạm vi trong chê phâm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ Y tế nêu rõ, trong Danh mục hóa chất ban hành kèm theo Thông tư số 47/2017/TT-BYT này không có khí N2O.

Cũng tại công văn này, Bộ Y tế cho biết, hiện tại Bộ Y tế chưa tiếp nhận hồ sơ Thu*c, trang thiết bị y tế có thành phần khí N2O. Trước những tác hại do việc người dân tự ý sử dụng khí N2O như một chất kích thích có thể dẫn đến Tu vong, Bộ Y tế nhất trí với đề nghị của ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc không được sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi, giải trí vì khí này làm thay đổi tâm thần kinh.

Bộ Y tế cũng đề nghị Ủy ban nhân dân TP Hà Nội tiếp tục chỉ đạo công tác truyền thông về tac hại của khí này đối với sức khỏe con người.

Đã có nhiều bạn trẻ bị ngộ độc khí N2O do lạm dụng hít bóng cười để vui chơi, dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe

Trước đó, Uỷ ban nhân dân TP Hà Nội ban hành văn bản số 1650/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan sử dụng, kinh doanh “bóng cười”, “shisha”, “cỏ Mỹ”, “tem giấy”. UBND TP Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo 138 Thành phố và UBND các huyện, quận, thị xã tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 26/5/2017 của UBND thành phố về tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm liên quan đến “bóng cười”, “shisha”, “cỏ Mỹ”, ‘‘tem giấy”. Sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện, phân tích nguyên nhân tồn tại, đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục. Đặc biệt, UBND Tp. Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường học tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh học sinh tác hại của việc sử dụng “bóng cười” và các chất gây nghiện “núp bóng” các vỏ bọc, hình thức như: Tem giấy, bùa lưỡi, trà sữa, bánh quy và nghiêm cấm học sinh sử dụng các sản phẩm này; phối hợp với Công an cơ sở không để tình trạng hàng quán bán vỉa hè khu vực cổng trường…

Liên quan đến việc sử dụng khí N2O cho vui chơi giải trí của một bộ phận giới trẻ, ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên- Phụ trách Trung tâm chống độc- Bệnh viện Bạch Mai cho biết, đây là một chất mà gần đây các bạn trẻ có xu hướng dùng nhiều. Trung tâm Chống độc cũng đã từng tiếp nhận nhiều bạn trẻ đến điều trị trong tình trạng điển hình của ngộ độc khí N2O do lạm dụng bóng cười, dẫn tới tổn thương thần kinh.

Theo các chuyên gia, bóng cười thực chất là những trái bóng được bơm khí N2O. Sau khi hít khí này, cơ thể có cảm giác tê tê, phấn khích, cười ngả nghiêng. Khi vào cơ thể, nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và tim mạch. Chỉ riêng cười quá mức, liên tục cũng đã có thể gây ngạt do thiếu oxy.

Nếu trên cơ địa có bệnh đường hô hấp thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp. Nguy cơ Tu vong do biến chứng về tim mạch, rối loạn nhịp tim cũng là tác hại của loại khí này.

Nhiều người tưởng chừng khí này vô hại và cười càng nhiều càng có lợi cho sức khỏe, song việc lạm dụng bóng cười đã gây ra những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh và tim mạch. Khí cười là nhóm chất gây nghiện, thuộc nhóm gây ảo giác có xu hướng tăng liều, người dùng có thể bị phụ thuộc, nghiện, tương tự heroin.

“Với tính chất nguy hiểm của khí N2O (gây tổn thương thần kinh, gây liệt, rối loạn cảm giác, đồng thời có thể gây thiếu máu, ức chế tủy xương và một loạt tác động khác lên cơ thể, thậm chí khả năng sinh sản cũng bị giảm), chúng tôi khuyến cáo các bạn trẻ không sử dụng các khí này. Lạm dụng khí cười thì sẽ phụ thuộc và nghiện, khi thiếu khí cười dễ bị trầm cảm. Do đó, không nên giải trí bằng bóng cười”- BS Nguyên nhấn mạnh

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-su-dung-khi-cuoi-n2o-de-vui-choi-giai-tri-se-bi-thay-doi-trang-thai-tam-than-kinh-n158180.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY