Dáng đẹp hôm nay

Sự khác biệt quá lớn giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa

Thói quen ngủ trưa của trẻ không đơn giản chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi mà còn tác động rất nhiều đến trí nhớ và khả năng miễn dịch của trẻ.

Trong quá trình nuôi con, có nhiều phụ huynh than phiền rằng con họ không chịu ngủ trưa, điều này khiến họ lo lắng cho thể trạng cũng như sức khỏe của con.

Tuy nhiên, cũng có không ít những bố mẹ lại có quan điểm trẻ không cần ngủ trưa cũng được vì nếu ngủ trưa, rất có thể buổi tối trẻ sẽ khó khăn khi ngủ.

Vậy rốt cục, trẻ có nên ngủ trưa hay không? Sự khác biệt giữa một đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa là như thế nào?

Trẻ ngủ trưa sẽ có trí nhớ tốt hơn

Như chúng ta đã biết, bộ não là một cơ quan cực kỳ quan trọng của cơ thể con người. Khi đầu óc tỉnh táo, trẻ sẽ có khả năng thu thập thông tin, nắm bắt và đưa ra những phán đoán tốt hơn.

Một bộ não bận rộn như vậy dĩ nhiên phải cần có thời gian để tạm nghỉ. Quãng thời gian ngủ chính là lúc não bộ được tạm nghỉ. Thiếu ngủ lâu dài sẽ khiến cơ thể vô cùng mệt mỏi, chậm chí chán nản, cáu kỉnh, do đó khả năng ghi nhớ cũng giảm sút.

Khi trẻ ngủ vào buổi trưa, bộ não có thể được tăng cường khả năng ghi nhớ và trẻ luôn tràn đầy năng lượng.

Trẻ em sau 6 tuổi được giáo dục nhiều thứ khác nhau. Vào thời điểm này, khả năng hiểu của bé giảm đi, thay vào đó là khả năng ghi nhớ. Vì vậy nếu trẻ chịu ngủ trưa, trẻ sẽ học hành tốt hơn.

Trẻ ngủ trưa có khả năng miễn dịch tốt hơn

Đối với một đứa trẻ, khả năng miễn dịch là cực kỳ quan trọng. Nó giúp chống lại vi khuẩn trong cơ thể và ngăn ngừa trẻ khỏi bệnh tật. Hệ thống miễn dịch của trẻ cũng được tăng cường bởi giấc ngủ trưa ngắn trong ngày.

Trên thực tế, giấc ngủ không chỉ cho phép bộ não nghỉ ngơi mà còn giúp các cơ quan khác trong cơ thể được thư giãn. Do đó, hệ thống miễn dịch tự nhiên có trong cơ thể trẻ sẽ được tăng cường hơn.

Trẻ em có nhất định phải ngủ trưa không?

Để giải thích vấn đề bé có nhất định phải ngủ trưa hay không cần phải hiểu cách thức ngủ trưa ở từng độ tuổi như thế nào. Đối với trẻ sơ sinh, bé ngủ nhiều lần trong ngày và giấc ngủ thường tương đối ngắn.

Một ngày trẻ có thể ngủ 4 – 5 giấc. Trong giai đoạn này, kiểu ngủ của trẻ sơ sinh được gọi là ngủ nhiều giai đoạn.

Khi trẻ lớn hơn một chút, thời gian ngủ mỗi giấc sẽ tăng lên nhưng số lượng sẽ giảm đi. Từ khoảng 1 – 1,5 tuổi, hầu hết các bé chỉ ngủ vào buổi trưa và buổi tối. Từ 3 tuổi, một số trẻ thậm chí đã dần dần phát triển giấc ngủ như người lớn, nghĩa là có thể không cần ngủ trưa.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có khoảng 33% trẻ em từ 4 tuổi trở lên vẫn có thói quen ngủ trưa mỗi ngày. Ngay cả ở các trường mẫu giáo, giấc ngủ ngắn buổi trưa vẫn là bắt buộc và trẻ em phải nằm xuống, đi ngủ. Tuy nhiên, càng lớn, số trẻ em có nhu cầu ngủ trưa càng giảm dần. Trong số các em 5 tuổi, tỷ lệ số bé không ngủ trưa đã tăng lên đến 92%.

Tại sao trẻ có thể không cần ngủ trưa?

Thời gian ngủ ban ngày của một đứa trẻ phản ánh sự trưởng thành của các dây thần kinh của trẻ. Khi não bộ của trẻ trưởng thành, chúng không còn cần phải giống như trẻ sơ sinh nữa.

Do đó, nếu con bạn đã quen với việc không ngủ trưa mà vẫn có tinh thần tốt, tâm trạng vui vẻ, không ảnh hưởng tới sự thèm ăn thì không có gì phải quá gượng ép. Điều này có thể là do các dây thần kinh não đã phát triển trưởng thành hơn, bước vào chế độ ngủ 1 pha như người lớn.

Tất nhiên, một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ và không ngủ trưa thì lại có thể liên quan đến vấn đề phát triển thần kinh. Những đứa trẻ này không giống các bạn phát triển bình thường. Chúng sẽ thiếu tập trung, hay ủ rũ, cáu kỉnh, không dễ xoa dịu.

Làm thế nào để rèn thói quen ngủ trưa cho trẻ?

Để đảm bảo trẻ ngủ trưa đúng giờ mỗi ngày, cha mẹ phải lên lịch công việc và chế độ nghỉ ngơi của trẻ thật khoa học. Cha mẹ lưu ý rằng các vấn đề như ăn uống, vệ sinh của con phải được xong xuôi trước khi con ngủ khoảng nửa tiếng.

Với các bé không thích ngủ trưa, điều này chắc hẳn sẽ ảnh hưởng tới thói quen sinh hoạt của bố mẹ. Để con dễ ngủ hơn, cần phải có môi trường ngủ đủ tốt, điều đầu tiên là yên tĩnh, gọn gàng, cửa phòng ngủ nên được đóng lại.

Trong môi trường này, trẻ sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có tư thế tiếp nhận đây là không gian để nghỉ ngơi.

Tốt nhất không nên để bất cứ đồ ăn nào trong phòng ngủ, điều này đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ của trẻ và bé sẽ không ăn xong rồi đi ngủ, có thể ảnh hưởng tới răng lợi. Bạn có thể đặt 1,2 cuốn sách truyện cổ tích, truyện tranh để cùng bé xem trước khi ngủ.

Có thể bạn quan tâm

    3 kiểu ngủ trưa không khác gì “tự sát”, 90% dân văn phòng đều mắc phải

  • Tại sao không nên ngủ trưa ngay sau khi ăn xong?

  • Bé trai 3 tuổi bị liệt hai chân sau giấc ngủ trưa

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Giáo dục thời đại (https://giaoducthoidai.vn/su-khac-biet-qua-lon-giua-tre-ngu-trua-va-khong-ngu-trua-20200702164549483.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY