suy thận hay còn được gọi là bệnh thận giai đoạn cuối, là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của thận. bệnh lý này được chia làm hai loại là suy thận cấp tính và suy thận mãn tính. nếu không sớm phát hiện và can thiệp, người bệnh sẽ phải đối diện với nhiều vấn đề nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.
Đây là nguyên nhân gây bệnh suy thận phổ biến nhất. khi mắc bệnh tiểu đường, nồng độ đường trong máu của bạn sẽ luôn ở mức cao. chính điều này đã buộc thận phải hoạt động cật lực hơn để đào thải bớt lượng đường dư thừa và cân bằng điện giải cho cơ thể.
Hoạt động liên tục với cường độ cao khiến cho chức năng của thận dần suy yếu. tình trạng này kéo dài khiến bạn đứng trước nguy cơ cao bị suy thận. đặc biệt, nếu bạn không kiểm soát tốt lượng đường trong máu trong khi bị suy thận sẽ rất dễ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhóm Thuốc kháng viêm không steroid, Thuốc kháng sinh liều mạnh, Thuốc điều trị ung thư… là những loại Thuốc tác động rất nhiều đến chức năng của thận.
Khi bạn sử dụng các loại Thuốc điều trị này, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đào thải hết các hoạt chất của chúng. đơn giản như khi bạn dung nạp một viên kháng sinh vào cơ thể thì thận cần tới khoảng 3 tháng để đào thải hoàn toàn.
Chính vì thế, việc sử dụng Thuốc điều trị trong thời gian dài cũng rất dễ khiến bạn mắc bệnh suy thận.
Bệnh huyết áp cao thường cản trở rất nhiều đến quá trình lưu thông máu của cơ thể. Điều này khiến thận không được cung cấp lượng máu cần thiết để hoạt động đúng hiệu suất. Lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng các chất độc trong bàng quang và gây ra áp lực cho thận.
Bên cạnh đó, huyết áp cao còn phá hủy bộ lọc cầu. Từ đó làm cho hoạt động của thận bị ức chế, quá trình bài tiết không được đảm bảo. Tình trạng này kéo dài cũng khiến chức năng thận suy giảm.
Thường xuyên dung nạp thức ăn có hàm lượng muối và đường cao cũng không tốt cho hoạt động của thận. sử dụng thức ăn nhiều muối, đường thường khiến cho điện giải của cơ thể mất cân bằng. đây là nguyên nhân khiến thận phải hoạt động nhiều hơn để cân bằng điện giải cho cơ thể.
Khi bạn mắc các bệnh nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào trong thận, làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. tình trạng này nếu không sớm điều trị dứt điểm, bạn sẽ đứng trước nguy cơ cao bị suy thận.
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, còn rất nhiều yếu tố khác khiến nguy cơ mắc bệnh suy thận tăng cao như:
Các triệu chứng của bệnh suy thận thường rất đa dạng và tiến triển theo thời gian. bạn cần chú ý để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi bạn mắc bệnh suy thận. đối với những người bình thường, số lần đi tiểu có thể dao động từ 5 – 6 lần/ngày. tuy nhiên con số này có xu hướng tăng lên rất nhiều, nhất là về đêm khi bạn đang sống chung với bệnh suy thận.
Nếu quan sát, bạn sẽ thấy nước tiểu có lẫn bọt, màu sắc đậm nhạt bất thường, đôi khi còn kèm theo máu. Bên cạnh đó, bạn còn có thể cảm thấy khó tiểu hay đau buốt khi đi tiểu.
Khi chức năng của thận suy giảm sẽ làm giảm sản sinh hormone erythropoietin. Từ đó làm cản trở quá trình sản xuất tế bào hồng cầu của cơ thể.
Điều này khiến cho lượng oxy đi nuôi dưỡng hoạt động của tế bào không được đảm bảo. chính vì vậy mà người bệnh suy thận thường xuyên bị mệt mỏi, nhất là khi phải hoạt động nhiều.
Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy lên não còn khiến bạn gặp một số vấn đề khác như hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung, giảm trí nhớ…
Chức năng của thận bị suy giảm sẽ khiến cho các chất lỏng dư thừa trong cơ thể không được loại bỏ một cách triệt để. điều này khiến cho triệu chứng phù nề xuất hiện. thông thường, tình trạng phù sẽ khởi phát ở các vị trí như mặt, mắt cá chân, bàn tay, bàn chân…
Khi bạn bị suy thận, nồng độ ure trong máu thường ở mức cao. Đây là lý do khiến cho hơi thở của bạn có mùi amoniac. Thêm vào đó, nồng độ ure máu cao còn khiến bạn có cảm giác buồn nôn.
Còn khó thở là triệu chứng thường xuất hiện khi tình trạng suy thận đã diễn biến phức tạp. hiện tượng này xảy ra là do các chất thải tích tụ tại phổi gây nên. cùng với đó, sự suy giảm tế bào hồng cầu khiến lượng oxy không đủ cung ứng cho cơ thể cũng là nguyên nhân khiến bạn khó thở khi bị suy thận.
Chức năng của thận suy yếu sẽ khiến cho tình trạng ứ dịch phát sinh và bạn phải đối mặt với những cơn đau lưng. triệu chứng đau lưng do suy thận thường khởi phát ở vùng lưng dưới, tại vị trí mô mềm.
Các cơn đau thường diễn da theo chu kỳ, dữ dội ở một bên. Tình trạng đau nhức nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ và diễn tiến của bệnh.
Để chẩn đoán bệnh suy thận, ban đầu bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng ở người bệnh. sau đó, một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể sẽ được chỉ định để đưa ra chẩn đoán xác định.
Thận là cơ quan thanh lọc và đào thải. Chính vì thế, khi chức năng của thận gặp vấn đề sẽ kéo theo nhiều thành phần trong máu có sự thay đổi.
Đây cũng là một xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh suy thận. nước tiểu có những dấu hiệu bất thường là biểu hiện rõ ràng minh chứng bạn đang sống chung với bệnh suy thận.
Thông thường, nhìn vào lượng albumin có trong nước tiểu, bác sĩ sẽ nhận biết được tổn thương của thận.
Suy thận không chỉ thể hiện rằng chức năng của thận đang bị suy giảm mà cấu trúc của thận cũng sẽ có sự biến đổi. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ quan sát được những thay đổi của mô thận thông qua hình ảnh.
Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh có những biến chuyển phức tạp khiến cho việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn. bác sĩ sẽ tiến hành lấy mô thận và thực hiện xét nghiệm.
Thử nghiệm mô thận sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác. bởi những vấn đề tổn thương trong thận sẽ được biểu hiện rõ ràng ở mô tế bào.
Bệnh suy thận nếu không sớm phát hiện sẽ khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng, bạn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.
Phương pháp này chỉ đáp ứng với những bệnh nhân bị suy thận giai đoạn đầu. để hạn chế các triệu chứng của bệnh phát sinh, các loại Thuốc ổn định huyết áp hay Thuốc kiểm soát đường huyết sẽ được chỉ định.
Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được tiêm Clorua và Calcigluconat để kiểm soát hàm lượng kali trong máu. Bác sĩ còn có thể chỉ định bổ sung chất sắt để kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu bằng đường uống hay đường tiêm.
Trong quá trình điều trị bệnh suy thận, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống khoa khọc. không nên dung nạp thức ăn có hàm lượng muối hay đường cao. bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là các vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Phương pháp sẽ được áp dụng khi tình trạng bệnh trở nên nặng nề, việc sử dụng Thuốc không còn khả năng đáp ứng. Lúc này, nồng độ kali và các chất điện giải tăng không kiểm soát.
Việc lọc máu ngoài thận sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể. hiện nay có 2 cách lọc máu đang được ứng dụng phổ biến trong điều trị bệnh suy thận là lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo.
Đối với những người bị suy thận giai đoạn cuối thì ghép thận chính là một lựa chọn tốt. phương pháp này thường được chỉ định khi cả hai quả thận đã bị mất hoàn toàn chức năng. điều này khiến người bệnh đứng trước nhiều mối đe dọa nghiêm trọng.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai khi mất hoàn toàn chức năng thận cũng sẽ được chỉ định ghép thận. Phương pháp này chỉ phù hợp với những người có thể trạng tốt và huyết áp được kiểm soát ở mức an toàn.
Việc tìm kiếm một quả thận phù hợp là vấn đề không đơn giản. Chi phí cho một cuộc phẫu thuật ghép thận cũng rất lớn, không phải người bệnh nào cũng có đủ điều kiện để đáp ứng.
Suy thận là một bệnh lý nguy hiểm với nhiều diễn biến phức tạp. bạn cần chú ý phát hiện sớm để điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề. tốt nhất khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn hãy nhanh chóng thăm khám để nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.
Chủ đề liên quan:
chẩn đoán điều trị nguyên nhâ nguyên nhân suy thận thuốc điề thuốc điều trị triệu chứng