Tiếp cận bệnh nhân, dự phòng và các triệu chứng hôm nay

Tiếp cận chẩn đoán với bệnh nhân

Nói chung, các bệnh nhân có vẻ có khả năng tốt nhớ lại các hướng dẫn dùng Thu*c theo đơn hơn là theo đúng các lời khuyên bảo theo một chế độ ăn, tập luyện đều đặn

Cách tiếp cận chẩn đoán bắt đầu bằng bệnh sử và thăm khám thực thể thích hợp, cả hai đều dễ lại sai lầm do các thiếu sót và sại phạm. Phỏng vấn y học phải hoàn thành ba chức năng quan trọng. Thu lượm thông tin, đáp ứng thích hợp với trạng thái cảm xúc của bệnh nhân, giáo dục bệnh nhân và tác động có lợi đến hành vi của bệnh nhân, Sự hài lòng của bệnh nhân có thể tăng thêm do thảo luận các vấn đề tâm lý - xã hội và ưu thế của thầy Thu*c có từ trước cuộc gặp gỡ. Nếu có chỉ định làm các thủ tục chẩn đoán, chúng phải dựa trên các nguyên tắc lựachon test chẩn đoán, các nguyên tắc này tiếp đó phụ thuộc vào các nguyên tắc về đặc điểm của test (độ nhậy và độ đặc hiệu), tỷ lệ mắc bệnh và lưu hành bệnh, khả năng nguy cơ đối với bệnh nhân và phác thảọ phân tích giá thành, hiệu quả của test được xác định liên quan với các chỉ định dùng test. Điều trị có kết quả - nhất là việc xử lý các bệnh nhân bị bệnh mạn tính - phải được tiến hành thích ứng với các hoàri cảnh của từng bệnh nhân riêng biệt, và tăng cường bằng mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân bền vững.

Sự tuân thủ của bệnh nhân

Đối với nhiều bệnh, việc điều trị phụ thuộc vào các thay đổi cơ bản về hành vi - kể cả các biến đổi trong chế độ ăn, tâp luyện, hút Thu*c lá, uống rượu - điều này có thể khó khăn ngay cả cho các bệnh nhân tích cực vì có động cơ. Việc tuân thủ các chế độ chỉ định Thu*c là một vấn đề ở mọi nơi hành nghề, với gần 50% số bệnh nhân quên không theo đúng hoàn toàn và một phần ba không dùng Thu*c chút nào. Các tỷ lệ tuân thủ đối với các liệu pháp tự dùng Thu*c ngắn hạn là cao hơn (ban đầu vào khoảng 75%) các liệu pháp dài hạn (< 25% đối với việc hoàn thành liệu pháp kháng sinh chống nhiễm khuẩn cấp tính). Các tỷ lệ tuân thủ có mối tương quan nghịch với số các Thu*c hoặc hoạt động được ấn định, tính phức tạp và giá cả của chúng.

Nói chung, các bệnh nhân có vẻ có khả năng tốt nhớ lại các hướng dẫn dùng Thu*c theo đơn hơn là theo đúng các lời khuyên bảo theo một chế độ ăn, tập luyện đều đặn, hoặc thực hiện các hoạt động tự chăm sóc khác nhau (như là theo dõi các mức độ glucose huyết tại nhà). Ngay cả khi họ ghi nhớ các hướng dẫn của thầy Thu*c, sự tuân thủ có thể khác nhau nhiều. Trong một nghiên cứu gần đây 91% bệnh nhân đái tháo đường đã uống Thu*c hạ đường huyết theo chỉ định, nhưng chỉ có 69% theo chế độ ăn đái tháo đường, 53% kiểm tra mức độ glucose huyết, 29% tập luyện đều đặn, và 8% giảm bớt hoặc bỏ hút Thu*c lá. Còn trong số những cá nhân cần insulin, sự tuân thủ tốt hơn tương quan với các mức độ glucose huyết và glýcdhemoglobin thấp hơn.

Sự tuân thủ cúa bệnh nhân được nâng cao khi tạo dựng được mối quan hệ bác sĩ - bệnh nhân vững vàng và tin tưởng. Các thầy Thu*c có thể nâng cao sự tuân thủ của bệnh nhân bằng cằch điều tra cụ thể về hành vi có liên quan và củng cố thông qua những người chủ chốt trong gia đình. Khi trực tiếp đối chất, nhiều bệnh nhân thú nhận sự không tuân thủ các chế độ Thu*c men hoặc những thúc giục về bỏ Thu*c lá hoặc cam kết chỉ thực hiện "giao hợp an toàn". Các cách trực tiếp phát hiện sự không tuân thủ bao gồm việc đếm các viên Thu*c, so sánh ngày tháng trên nhãn ghi đơn thuổc với số các viên Thu*c còn lại, theo dõi kiểm tra các mức độ của Thu*c hoặc chất chuyển hóa trong huyết thanh, nước tiểu hoặc nước bọt, hoặc lượng giá các tác dụng phụ của Thu*c dự đoán như là giảm kali huyết do các Thu*c lợi tiểu thiazid. Các phương pháp gián tiếp đo sự tuân thủ bao gồm việc theo dõi giữ đúng hẹn, đánh gíá các đẩp ứng điều trị và tra cứu các sổ sách hiệu Thu*c. Nói chung, việc thiếu tuân thủ liên quan với một tiên lượng xấu hơn. Đáng lưu ý là các bệnh nhân tuân thủ điều trị, ngay cả khi điều trị là Thu*c trấn an (loại chất vô tác dụng), có kết quả về sức khỏe tốt hơn là các bệnh nhân kém tuân thủ. Có thể là do các bệnh nhân mong đợi hiệu quả điều trị tham gia vào các hành vi khác cải thiện kết quả về sức khỏe.

Các nguyên tắc chỉ đạo

Các nguyên tắc đạo đức cơ bản cũng phải làm nền tảng bao quanh cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị có hiệu quả: lòng trung thực, lòng nhân đức, sự công bằng, tránh các xung đột quyền lợi và lời thề không làm điều gì gây hại. Càng ngày y học phương Tây càng lôi cuốn các bệnh nhân vào các quyết định quan trọng về chăm sóc y tế, bao gồm cả việc tiếp tục điều trị đến mức độ nào cho các bệnh nhân không chữa được ở giai đoạn cuối.

Cuối cùng, vai trò của thầy Thu*c chưa chấm dứt bằng chẩn đoán và chỉ định một chế độ điều trị. Tầm quan trọng của thầy Thu*c đồng cảm trong việc giúp đỡ các bệnh nhân và gia đình họ mang gánh nặng của bệnh tật và cái ch*t không thể được nhấn mạnh quá mức. "Đôi khi chữa khỏi, nhiều khi làm giảm nhẹ và luôn luôn an ủi" câu tục ngữ Pháp vẫn còn thích hợp với hôm nay như với trước đây năm thế kỷ - giống như lời khuyên bảo của Francis Peabody: "Bí quyết của việc chăm sóc bệnh nhân là ở lòng quan tâm đến bệnh nhân".

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoantrieuchung/tiep-can-chan-doan-voi-benh-nhan/)

Tin cùng nội dung

  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Chẩn đoán tiền sản là một số xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết trước khi sinh thai của bạn có bị một số bệnh lý hay không (thường gặp là hội chứng Down). Chẩn đoán tiền sản gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau giúp phát hiện ra những rối loạn di truyền trước sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY