Tâm sự hôm nay

Tổng kết dự án “Hỗ trợ trẻ em lang thang và nguy cơ bỏ học đi lang thang”

(MangYTe) - Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam vừa tổ chức Hội thảo tổng kết dự án “Hỗ trợ trẻ em lang thang và có nguy cơ bỏ học đi lang thang”.

Dự án "Hỗ trợ và có nguy cơ bỏ học đi lang thang" được hỗ trợ từ nguồn vốn được lấy từ số kinh phí còn dư của Dự án Hỗ trợ do Ủy ban Châu Âu viện trợ không hoàn lại trong các giai đoạn từ năm 2004 - 2007 (Pha I), từ năm 2009 - 2012 (Pha II) với tổng kinh phí hơn 4,8 tỷ đồng cho các nội dung: Đánh giá kết quả tác động của dự Hỗ trợ – Pha II; Hỗ trợ hồi gia và trẻ em nguy cơ bỏ học tiếp tục được học tập; Truyền thông giáo dục và vận động xã hội; Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện.

Từ năm 2017 - 2019, Quỹ BTTE Việt Nam đã phối hợp với Quỹ BTTE 5 tỉnh là địa bàn trọng điểm (trong 10 tỉnh, thành phố của Pha II) và 2 trung tâm thuộc Bộ LĐ-TB&XH (Trung tâm PHCN và trợ giúp trẻ em tàn tật, Trung tâm phục hồi chức năng người khuyết tật Thụy An) được lựa chọn triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ trẻ em lang thang và nguy cơ bỏ học đi lang thang, giúp gia đình có trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, cung cấp điều kiện học tập đồ dùng học tập, xe đạp và các nguồn lực khác từ kinh phí của địa phương... để trẻ em được tới trường. Trong thời gian qua để xác định chính xác 1.000 trẻ em nhận hỗ trợ, Quỹ BTTE Việt Nam đã phối hợp với 5 tỉnh thực hiện hoạt động khảo sát, rà soát và xác định những trẻ em nguy cơ bỏ học mới phát sinh. Việc quản lý trẻ em được theo dõi qua hoạt động hỗ trợ trẻ em tại cộng đồng thông qua hình thức sinh hoạt Câu lạc bộ Quyền trẻ em và có cộng tác viên tại xã theo dõi để kịp thời hỗ trợ;

Cùng với hoạt động chung về công tác bảo vệ, chăm sóc, Dự án Hỗ trợ trẻ em lang thang và nguy cơ bỏ học đi lang thang đã tổ chức lồng ghép các hoạt động truyền thông về dự án tại cộng đồng, phối hợp với các cơ quan thông tấn báo, đài ở Trung ương và địa phương tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và giới thiệu về mục tiêu hỗ trợ trẻ em của dự án.

Tính đến tháng 8/2019 được người dân và cộng đồng hưởng ứng nên các hoạt động truyền thông của dự án đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu văn kiện dự án đề ra. Đã vận động hồi gia và xóa bỏ tình trạng trẻ em nguy cơ cao bỏ học đi lang thang kiếm sống và ngăn ngừa giảm thiểu đáng kể số trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học. Đặc biệt là mô hình CLB Quyền trẻ em đã được chia sẻ và hướng dẫn triển khai tại các xã, phường thị trấn nơi có hệ thống của Quỹ BTTE Việt Nam. Đây là hoạt động được trẻ em và người dân đánh giá cao vì mang lại sân chơi bổ ích cho trẻ em tại cộng đồng

V.KHÁNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/tong-ket-du-an-ho-tro-tre-em-lang-thang-va-nguy-co-bo-hoc-di-lang-thang-20191222164243967.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Trí nhớ kém là một trong các triệu chứng điển hình thường gặp ở bệnh nhân tâm thần.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY