Pháp luật hôm nay

TP.HCM chỉ còn 3 ca nhiễm Covid-19, thêm 1 trường hợp nghi ngờ đang đợi kết quả xét nghiệm

Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trong ngày hôm nay (20/4), 2 ca nhiễm Covid-19 đang được điều trị tại BV Dã chiến Củ Chi đã được công bố khỏi bệnh. Như vậy, trên địa bàn thành phố chỉ còn 3 ca nhiễm bệnh, trong đó nam phi công người Anh có những chuyển biến tích cực.

Chiều 20/4, tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 trên địa bàn TP.HCM, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết tính đến thời điểm hiện tại, thành phố ghi nhận 54 ca nhiễm. Trong đó đã có 51 trường hợp được xuất viện, chiếm tỷ lệ 94,44%.

TP.HCM chỉ còn 3 ca nhiễm Covid-19, thêm 1 trường hợp nghi ngờ đang đợi kết quả xét nghiệm - Ảnh 1.

PV theo dõi cuộc họp giao ban trực tuyến qua màn hình.

Trong 3 trường hợp đang còn điều trị, nam phi công người Anh (BN91) ở BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM có những chuyển biến về mặt sức khỏe dù vẫn còn thở máy, tuy nhiên không sốt, chức năng phổi đã được cải thiện.

Vào sáng cùng ngày, TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, kết quả xét nghiệm PCR dịch mũi họng mới nhất của bệnh nhân số 91 dương tính yếu trở lại sau một ngày âm tính với SARS-CoV-2, riêng dịch rửa phế quản đã cho kết quả âm tính lần thứ 4.

TP.HCM chỉ còn 3 ca nhiễm Covid-19, thêm 1 trường hợp nghi ngờ đang đợi kết quả xét nghiệm - Ảnh 2.

Nam phi công người Anh đang được điều trị tại Khoa Nhiễm D - BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

2 bệnh nhân còn lại BN206, BN248 đang được điều trị tại BV Dã chiến Củ Chi có sức khỏe ổn định. Trong ngày 20/4, thành phố phát hiện 1 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, hiện đang chờ kết quả xét nghiệm.

Về việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, đã có 3.200/3.300 mẫu có kết quả âm tính, 100 mẫu đang chờ kết quả. Tính đến hiện tại, tổng mẫu xét nghiệm thành phố thực hiện là 44.756.

Trong thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục có cuộc khảo sát ở cộng đồng dân cư tại quận 2 (nơi phát hiện ổ dịch bar Buddha). Đồng thời tổ chức xét nghiệm cho những người nhiễm Covid-19 sau khi xuất viện, những người này sẽ được theo dõi sức khỏe một cách chặt chẽ.

48/51 ca nhiễm mới tại TP.HCM được công bố khỏi bệnh là: BN 32, BN 45, BN 48, BN 53, BN 54, BN 64, BN 65, BN 66, BN 75, BN 79, BN 80, BN 81, BN 82, BN 83, BN 89, BN 90, BN92, BN 95, BN 96, BN 97, BN 98, BN 99, BN 100, BN 119, BN 120, BN 121, BN 124, BN 125, BN 126, BN127, BN 142, BN 143, BN 150, BN 151, BN 152, BN 153, BN 157, BN158, BN 159, BN 160, BN 171, BN203, BN 204, BN 207, BN 224, BN234, BN 235, BN 236.

Theo Tổ quốc

Copy link

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/tphcm-chi-con-3-ca-nhiem-covid-19-them-1-truong-hop-nghi-ngo-dang-doi-ket-qua-xet-nghiem-20200420160404895.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY