Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

TP.HCM đang điều trị 3.106 trẻ dưới 16 tuổi mắc COVID-19

MangYTe - Trong số 42.862 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các bệnh viện TP.HCM, có 3.106 trẻ em dưới 16 tuổi. Hiện TP có 109.728 F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, trong đó có 84.138 người cách ly tại nhà ngay khi phát hiện.

Trẻ 12 tháng tuổi bị dị tật tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng... và mắc covid-19 được điều trị tại bệnh viện nhi đồng thành phố (tp.hcm) - ảnh: bệnh viện cung cấp

Trung tâm kiểm soát bệnh tật tp.hcm (hcdc) trưa 5-9 cho biết tính đến 6h ngày 4-9, tp.hcm có 245.707 ca covid-19 được bộ y tế công bố, trong đó 245.247 ca trong cộng đồng, 460 trường hợp nhập cảnh.

Hiện các bệnh viện đang điều trị 42.862 bệnh nhân, trong đó có 3.106 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.770 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân can thiệp ecmo.

Trong ngày 4-9, có 256 trường hợp Tu vong và 2.266 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số xuất viện từ đầu năm đến nay lên 122.775 bệnh nhân.

Tính đến ngày 3-9, số f0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà là 109.728 người, trong đó có 84.138 trường hợp thực hiện cách ly tại nhà ngay khi phát hiện và 25.590 trường hợp cách ly sau xuất viện. số trường hợp f0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện là 23.819 người.

Theo dữ liệu cổng thông tin covid-19 tp.hcm lúc 14h ngày 5-9, trong ngày 4-9, tp lấy 193.662 mẫu xét nghiệm, trong đó có 4.067 ca mắc covid-19 mới, tất cả đều trong cộng đồng. như vậy, tỉ lệ f0 trong tổng số mẫu xét nghiệm được lấy chiếm 2,1% và tỉ lệ ca cộng đồng chiếm 100% tổng số ca.

Hcdc cho biết mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nhưng đã có nhiều kết quả bước đầu được ghi nhận. để tiến tới gỡ bỏ dần giãn cách, phục hồi kinh tế thì việc phủ vắc xin mũi 1 là rất quan trọng.

TP.HCM có bao nhiêu vắc xin để tiêm mũi 2 cho người dân đến ngày 15-9?

Tto - theo lộ trình tiêm vắc xin phòng covid-19 từ ngày 1 đến 15-9, tp.hcm có tổng cộng hơn 2,7 triệu liều vắc xin, trong đó hơn 2 triệu liều vắc xin astrazeneca, moderna, pfizer và vero cell để tiêm mũi 2 cho người từ 18 tuổi trở lên.

XUÂN MAI

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tphcm-dang-dieu-tri-3106-tre-duoi-16-tuoi-mac-covid-19-20210905141120171.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY