Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

Trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì để nhanh chóng bình phục?

Trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì để nhanh chóng khỏi bệnh là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm. Vì thế, hãy cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây để tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Nội dung bài viết

Bị thủy đậu nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Các loại rau xanh

Các món súp hoặc cháo

Uống nước trái cây

Các loại trái cây tươi

Nên cho trẻ ăn món gì khi bị thủy đậu?

Nước kim ngân hoa

Nước rau sam

Canh thanh nhiệt

Cháo đậu thịt heo

Cháo đậu đỏ, ý dĩ

Con bị thủy đậu mẹ kiêng gì?

Bị thủy đậu nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Các loại rau xanh

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C là đáp án chính xác cho câu hỏi trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì? Chúng thường tìm thấy nhiều ở cải bắp, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải, giá sống, cà chua,... Đặc biệt rau bina chứa hàm lượng kẽm cần thiết rất tốt cho cơ thể trẻ.

Các món súp hoặc cháo

Đối với những trẻ nổi mụn nước ở miệng thì chỉ nên ăn thức ăn mềm, nhạt, dễ nuốt và dễ tiêu hóa như cháo, khoai tây nghiền, nước canh, súp,... Tất cả các loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả.

Do đó, nếu đang băn khoăn vấn đề trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì các mẹ có thể tham khảo các món ăn như cháo đậu đỏ, cháo ý dĩ,… để nấu cho trẻ.

Uống nước trái cây

bị thủy đậu trước hết cần bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày từ 1 - 1,5 lít. Mẹ có thể cho bé uống nước lọc hoặc các loại nước ép từ trái cây tươi. Thường trái cây tươi rất giàu hàm lượng Vitamin A và C giúp tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài việc cung cấp nước cho cơ thể các chất dinh dưỡng có trong trái cây còn tăng cường hệ miễn dịch. Nhất là nước ép cam và nước ép cà rốt.

Các loại trái cây tươi

Theo các chuyên gia cho rằng trái cây tươi một trong những loại thực phẩm rất tốt cho bé trong thời kỳ mắc bệnh thủy đậu. Các loại trái cây như cam, dưa hấu, kiwi, chuối, và đào có khả năng loại bỏ các tế bào da ch*t sau khi lành bệnh.

Nên cho trẻ ăn món gì khi bị thủy đậu?

Nước kim ngân hoa

Trên thực tế, khi bé bị mắc bệnh thủy đậu các mẹ thường nấu nước kim ngân hoa cho bé uống. Loại nước này có công dụng hạ sốt và sơ phong thanh nhiệt hiệu quả.

Cách thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bao gồm 10 gram kim ngân hoa + 20 ml nước mía

Bước 2: Tiến hàng nấu hỗn hợp tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị với 1 lít nước lọc. Sau đó chờ cạn còn 500ml thì tắt bếp và chắt lấy nước để cho bé uống. Duy trì sử dụng liên tục cho đến khi tình trạng bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.

Nước rau sam

Nước rau sam nằm trong danh sách những loại thực phẩm tốt cho trẻ bị thủy đậu. Với công dụng kháng viêm và ngăn ngừa mụn nhọt. Đặc biệt là có khả năng thanh nhiệt hỗ trợ xoa dịu nhanh các triệu chứng của bệnh. Việc cho bé uống nước rau sam vừa giúp bệnh thủy đậu nhanh lành vừa hạn chế những nguy cơ để lại sẹo lõm sau khi hết bệnh.

Cách thực hiện: Chuẩn bị 100 gram rau sam tươi đem rửa sạch. Sau đó nấu với 1 lít nước cho bé uống hàng ngày.

Canh thanh nhiệt

Canh thanh nhiệt có công dụng hạ hỏa, từ nhuận khá tốt cho bé mắc bệnh thủy đậu có triệu chứng sốt cao. Hãy cùng tham khảo cách nấu đơn giản ngay sau đây:

Bước 1: Cần chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 10 gram củ năng + 10 gram đậu xanh + 10 đọt tre non + 10 gram cà rốt + 10 gram rễ tranh

Bước 2: Lần lượt cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn ở trên vào nồi cùng 1 lít nước. Nấu đến khi nước cạn còn 650 ml rồi tắt bếp để nguội. Chia thành 2 phần uống và cho bé uống hết trong ngày.

Lưu ý: Không được dùng cho trường hợp trẻ mắc các bệnh như hen suyễn, ho,…

Cháo đậu thịt heo

Các mẹ nên nấu cháo đậu thịt bò cho con ăn hàng ngày khi mắc bệnh thủy đậu. Món ăn này cung cấp đầy đủ các dưỡng chất mà cơ thể bé cần. Đồng thời giúp giảm nhanh tình trạng sốt nhẹ ở bé.

Cách thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm 30 gram đậu xanh + 30 gram đậu đỏ + 50 gram thịt heo băm nhuyễn + 80 gram gạo tẻ

Bước 2: Đầu tiên lấy gạo tẻ đem vo, đậu xanh ngâm với nước, sau đó rửa sạch và vớt ra

Bước 3: Tiếp theo cho hết tất cả các nguyên liệu này vào nồi cùng 2 lít nước, ninh nhừ và nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Cho bé ăn cháo vào bữa trưa và tối.

Cháo đậu đỏ, ý dĩ

Đây là món ăn dễ tiêu hóa và giúp hạn chế tình trạng sẹo lồi xuất hiện sau khi bị thủy đậu ở trẻ. Vì thế các mẹ nên thường xuyên cho trẻ ăn cháo đậu đỏ hay ý dĩ, đặc biệt là trong thời gian bị thủy đậu.

Cách thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 10 gram ý dĩ + 30 gram đậu đỏ + 30 gram thổ phục linh + 100 gram gạo tẻ.

Bước 2: Bắt đầu vo gạo và nấu cùng 1 lít nước. Sau khi nước sôi cho các nguyên liệu còn lại vào ninh nhừ. Sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Tốt nhất nên cho bé ăn khoảng từ 2 - 3 lần trong tuần.

Con bị thủy đậu mẹ kiêng gì?

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì? Các mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về những loại thực phẩm cần để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, cụ thể:

Khi bé bị bệnh thủy đậu mẹ nên tránh cho con ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nóng và có tính bổ dưỡng quá cao.

Những bé đang mắc bệnh thủy đậu nên tránh ăn các loại gia vị cay nóng như gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi,…

Đặc biệt là các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, ngỗng, lươn, các loại hải sản,...

Bệnh thủy đậu khiến cho người bệnh bị mất nước nên khi trẻ thức ăn chứa nhiều muối sẽ càng làm cơ thể mất nước gây ngứa và để lại sẹo lớn sau khi khỏi bệnh.

Trái cây gồm có vải, nhãn, mận, xoài chín, mít, hồng, anh đào,...

Ngoài ra còn có các chất nhiều béo khác như hạt dẻ, đậu phộng rang, hạt dưa rang, đậu chiên, các loại bánh rán, mỡ động vật,...

Các loại nước chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt,... chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho mụn nước lan ra nhiều hơn và gây ngáy ở trẻ. Do đó, tránh cho bé uống những loại thức uống này trong thời gian bị thủy đậu.

Tránh cho bé dùng nhục quế vì nó có tính đại nhiệt và làm tổn hại âm chất gây nguy hiểm cho bệnh nhân thủy đậu.

Bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi trẻ em bị thủy đậu nên ăn gì? Qua đó, các mẹ nên tham khảo và áp dụng cho con mình để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Theo Kim Ngân/ Phụ nữ Sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/tre-em-bi-thuy-dau-nen-an-gi-de-nhanh-chong-binh-phuc-c21a335484.html

Theo Phụ nữ Sức khỏe

Link bài gốc

Copy link

https://phunusuckhoe.vn/tre-em-bi-thuy-dau-nen-an-gi-de-nhanh-chong-binh-phuc-c21a335484.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/cham-soc-con-114/tre-em-bi-thuy-dau-nen-an-gi-de-nhanh-chong-binh-phuc-351246)

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY